Thông tin do ông Nguyễn Văn Khoa - Tổng giám đốc Tập đoàn FPT nêu tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam - VFTE 2023, ngày 11/12.
Mở đầu, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của chip bán dẫn "có chức năn🍒g như mạch máu trong nền kinh tế". Diễn giải bằng con số, CEO cho biết doanh số toàn cầu của ngành công nghiệp này năm 2022 gần 600 tỷ USD. Đến năm 2024, nhu cầu chip trên toàn thế giới dự báo tăng đáng kể, một số mảng như chip nhớ tăng 25%.
Doanh số vi mạch bán dẫn ước đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Chip bán dẫn sẽ xuất hiện trong tất cả thiết bị điện tử trong cuộc sống hàng ngày từ điện thoại, điều khiển, tivi, máy tính, máy tính bảng cho đến ôtô, máy bay. Thậm chí c💖hiếc ghế đang n𒁏gồi, chiếc áo đang mặc, thời gian tới cũng có thể có một con chip.
"Vì vậy phát triển vi mạch bán dẫnꩲ gắn liền với công nghiệp điện tử", ông Khꦍoa nhấn mạnh.
Để chứng minh, ông điểm lại nhiều bối cảnh thực tế. Toàn cầu, điện tử thuộc 10 ngành công nghiệp lớn nhất trên thế giới. Theo Gartner, năm 2023 ♎doanh thu bán dẫn toàn cầu sẽ tăng trưởn♕g nhanh; đến 2024-2025, tốc độ sẽ đạt trên 15% mỗi năm, nhất là chip GPU hiệu năng cao cho AI.
Ngoài ra CDI thống kê, quy mô thị trường công nghiệp điện tử toàn cầu được định giá hơn 3.454 tỷ USD năm 2022, dự báo đạt hơn 4.986 tỷ USD 😼vào năm 2030.
Tại Việt Nam, năm 2022, xuất khẩu điện tử, máy tính và 💎linh kiện đứng thứ hai trong 8 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD. Theo Báo cáo của Cục Công nghiệp, Bộ Công thương, tổng kim ngạch xuất khẩu công nghiệp điện tử năm 2022 đạt hơn 114 tỷ USD, đứng đầu trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, chiếm hơn 30% t🤡ỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đầu năm đến nay, các hãng điện tử lớn cũng có nhiều hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao ở Việt Nam. Ngành công nghiệp điện tử đang phát triển lớn mạnh chính là đầu ra cho con chip.
Các nước đang thúc đẩy liên kết kinh tế songᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ phương và đa phương với Việt Nam, phê 🤡chuẩn nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA), tạo thuận lợi hơn cho thương mại, đầu tư điện tử.
Một điều nữa, Việt Na🅺m đang trong giai đoạn đẩy mạnh chuyển đổi số. Quá trình chuyển đổi số cần đi song song phát triển phần cứng và phần mềm, làm chủ công nghệ lõi trong đó có chip bán dẫn.
Trong bối cảnh đó, theo ông Khoa, Việt Nam có nhiều lợi thế trong khu vực. CEO FPT đánh giá Nhật Bản tiên phon꧙g và hướng đến hoàn thiện🔯 hoàn mỹ, họ làm cơ khí tốt nhưng chững lại một thời gian, sự hoàn mỹ đó có thể chính là lực cản. Hàn Quốc tập trung phát triển về nội bộ. Trung Quốc trước đây là đại công xưởng gia công của thế giới, giờ tự chủ công nghệ nhờ sự ủng hộ của Chính phủ.
"V♛iệt Nam chúng ta có gen yêu khoa học - công nghệ. Tôi tin trong🍨 khán phòng này có nhiều anh chị học giỏi Toán, khéo tay. Chúng ta hoàn toàn có thể vươn lên và chúng ta có đủ điều kiện để nắm bắt cơ hội vàng", ông Khoa nói.
Lợi thế đến từ việc chính sách ngoại giao cởi mở, ký kết hợp tác toàn diện với nhiều quốc gia trên thế giới, nổi lên là điểm sáng thu 🥀hút đầu tư. Vị trí trung tâm của Đông Nam Á - "cửa ngõ" thế giới.
Ông nói thêm, Chính phủ dành sự quan tâm lớn cho mảng bán dẫn, Chính phủ chủ trương đào tạo 50.000 nhân sự. Vậy Việt Nam nên tập trung vào đâu? Ông nêu ba📖 lộ trình 𒉰của FPT: ngắn hạn là thiết kế, đóng gói, kiểm thử; trung hạn - sản xuất; dài hạn - làm chủ công nghệ lõi. Tầm nhìn dài hơi, đưa AI vào mọi con chip, trải dài các lĩnh vực viễn thông, xe điện, điện toán, năng lượng...
CEO nhắc lại hành trình 10 năm nghiên cứu, sản xuất chip tại FPT. Đổi mới sáng tạo luôn là DNA của tập đoàn, nuôi khát vọng giỏi phần mềm nhưng cũng dẫn đầu cả phần cứng. Tuy vậy quá trình nghiên cứu làm ra chip vô cùng khó khăn. Đến khi có sản phẩm trên tay, việc xuất khẩu chip Make 🍷in Viet Nam cũng không hề dễ dàng.
Thậm chí có lúc cả nhóm 20 người ăn ngủ trong một căn h♛ộ chung cư suốt hơn một năm liền. Đến thá𒁃ng 9/2022, tập đoàn có dòng chip đầu tiên, ký hợp đồng 25 triệu chip với khách hàng Australia, dùng cho sản phẩm IoT sử dụng trong lĩnh vực medical device. Đến nay, đơn vị có thêm đơn hàng 70 triệu chip trong hai năm 2024-2025 cho các khách hàng Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và Nhật Bản.
Để chuẩn bị cho tương lai, đơn vị mở ngành đào tạo bán dẫn tại đại học, cao đẳng; cam kết đào tạo 1/5 mục tiêu 50.000 kỹ sư bán dẫn✃ của Chính phủ đến 2030. Tập đoàn còn ký kết với Silvaco൩, hợp tác phát triển nguồn nhân lực bán dẫn. Trước đó, FPT kết hợp với NIC và tổ chức công nghệ Mỹ TreSemi thành lập trung tâm bán dẫn.
Trước khi khép lại phần trình bày, ông Khoa nêu kinh nghiệm của FPT trong hành trình hiện thực "giấc mơ bán dẫn". Đầu tiên, cần thấu hiểu nhu cầu khách hàng. Nh🐻ư FPT từng làm ra con chip rất tốt nhưng không bán được. Khi gặp gỡ trực tiếp khách hàng và tìm hiểu nhu cầu thực tế, đơn vị chỉ cần sửa lại một phần nhỏ, liền thu về đơn đặt hàng 10 triệu chip.
Thứ hai, cần xây dựng niềm tin với khách hàng quốc tế. FPT từng dự tính chỉ mất 6 tháng để có thể chứng minh năng lực, xây dựng niềm tin với khách hàng Nhꦅật, nhưng thực tế mất đến 8 năm. Người N💛hật coi trọng uy tín và niềm tin nên thông qua các khách hàng từng hợp tác ở mảng phần mềm như Sony, Panasonic..., FPT kết nối với mảng điện tử, bán dẫn trong tập đoàn này, chứng minh năng lực, uy tín.
"Tôi hy vọng các doanh nghiệp công nghệ thông ti꧋n Việt Nam sẽ cùng đầu tư, hợp tác để đẩy mạnh chủ trương làm chip, cùng nhau dấn thân tạo nên những kỳ t🎉ích mới", CEO Nguyễn Văn Khoa khép lại phần trình bày.
VFTE lần thứ năm diễn ra tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Chương trình có chủ đề "Sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động", do Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, Báo VnExpress phối hợp tổ chức. Chương trình có hai phiên hội🌃 thảo, Lễ công bố và trao Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam 2023, không gian triển lãm sản phẩm số nổi bật.
Minh Tú