Ông Trần Kinh Doanh – Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (mã CK: MWG) cho biết, ưu tiên hàng đầu trong năm nay là phát triển chuỗi bách hóa lên khoảng 1.000 cửa hàng tại TP HCM và mở rộng phạm vi hoạt động tại Tiền Giang để thử nghiệm quy trình giao n🌌hận hàng ngoại💦 tỉnh của trung tâm phân phối.
“Công ty muốn đưa chuỗi bách hóa trở thành mảng kinh doanh lớn, hiệu quả và doanh thu gấp đôi✨ chuỗi điện máy. Nếu điều này thành công thì chúng tôi sẽ phát triển đến mức khủng khiếp và vượt xa mục tiêu doanh thu 86.400 tỷ đồng”, lãnh đạo Thế Giới Di Động khẳng định.
Chưa quan tâm đến việc đàm phán với nhà cung cấp để giảm giá vốn bán hàng, nhưng ông Doanh cho rằng khi chuỗi vận hành ổn định và lượng khách tăng dần thì biên lợi nhuận gộp của ngành hàng này cũng được cải thiện từ mức 13-14% của năm ngoái lên khoảng 18%. Bình quân hàng tháng mỗi cửa hàng ꧒bách hóa mang về doanh thu khoảng 1,1 tỷ đồng hoặc cá biệt một số nơi diện tích lớn, gần khu đông dân cư có thể lên đến 2 tỷ đồng.
Theo phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán TP HCM, công t🧸y sẽ tạm ngừng mở cửa hàng điện thoại do đã xuất hiện dấu hiệu bão hoà khi giá trị đóng góp doanh thu vẫn lớn nhất nhưng tốc độ tăng trưởng đang tụt lại. Thị phần mảng này giữ nguꦐyên ở mức 42%, trong khi trước đây công ty thường giành thêm vài phần trăm thị phần mỗi quý. Thay vào đó, Thế Giới Di Động sử dụng phần nào lợi nhuận từ chuỗi điện thoại và điện máy để phục vụ kế hoạch mở thêm khoảng 725 cửa hàng bách hóa với số vốn khoảng 2.000 tỷ đồng. Do phải bù đắp chi phí lãi vay tài chính và khấu hao cho cửa hàng mới nên biên lợi nhuận cải thiện đáng kể nhưng nhiều khả năng mảng kinh doanh này vẫn chưa có lãi trong năm nay.
Sau khi hoàn tất thủ tục mua lại chuỗi nhà thuốc Phúc An Khang, công ty chính thức lấn 🧔sân sang ngành dược và dự kiến mở khoảng 100 cửa hàng tại TP HCM ngay trong năm nay. Việc tham gia ngành hàng mới được ban lãnh đạo công ty tiến hành chậm rãi với định hướng cho trung và dài hạn.
Đối với chuỗi cửa hàng điện thoại tại thị trường Campuchia, ông Doanh cho biế෴t Thế Giới Di Động vẫn đang độc chiếm thị phần chuỗi bán lẻ điện thoại sau gần hai năm mở rộng đầu tư ngoài biên giới Việt Nam.
Ông Doanh nhận định, thị trường này đang giống như Việt Nam thời điểm cách đây 10 năm vì hầu hết cửa hàng quy mô nhỏ, không phát triển thành chuỗi, k✤hông cung cấp trải nghiệm dịch vụ mua sắm và chính sách hậu mãi. Do thói quen mua sắm của người dân Campuchia chậm thay đổi và chuộng các dòng sản phẩm trung cấp nên doanh tꦕhu hàng tháng của mỗi cửa hàng mới đạt khoảng 70-80% con số kỳ vọng 100.000 USD. Công ty dự kiến sẽ ghi nhận lợi nhuận tại thị trường này từ cuối năm nay, nhưng tỷ suất tꦯương đối thấp do chính sách thuế và chi phí thuê mặt bằng đắt đỏ.
“Hầu hết cửa hàng nhỏ lẻ đều không tính t🍎huế giá trị gia tăng, trong khi BigPhone – thương hiệu của Thế Giới Di Động tại Campuchia - vẫn phải chịu thuế 10%, cộng thêm thuế nhập khẩu 10% nên giá bán sản phẩm luôn chênh lệnh. Dù từ đầu năm nay, thuế nhập khẩu giảm một nửa nhưng đây vẫn là thách thức lớn nhất của chúng tôi”, ông Doanh nói và cho biết thêm đơn vị này đang có 4 cửa hàng, dự kiến đến hết năm nay sẽ mở thêm tối đa 6 cửa hàng để đo lường hiệu quả và đưa ra những chiến lược phát triển dài hạn tại thị trường nước ngoài.
Phương Đông