"Hôm nay tôi đã nói chuyện với Tổng thống về sắc lệnh nhập cư của ông ấy và những vấn đề nó gây ra với cộng đồng của chúng ta. Tôi cũng cho ông ấy biết mình không tham gia vào hội đồng cố vấn kinh tế nữa. Tham gia nhóm này không đồng nghĩa chúng tôi ủng hộ mọi quyết định của ô൩ng ấy. Nhưng nó sẽ hiểu lầm", ông cho biết.
Kalanick là một trong 19 lãnh đạo doanh nghiệp tham gia nhóm này. Họ dự định có cuộc họp đầu tiên hôm na🦂y.
Cuối tuần trước, ông Trump đã ký sắc lệnh cấm tạm thời người dân từ 7 nước theo đạo Hồi nhập cảnh vào Mỹ. Các hãng công nghệ rất giận dữ với thông tin này, đặc biệt là các công ty thành lập bởi người nhập cư. "Sắc lệnh này đang ảnh hưởng đến rất nhiều người trên khắp﷽ nước Mỹ. Các gia đình bị chia rẽ, người dân mắc kẹt ở nước ngoài và tâm lý lo sợ rằng Mỹ không còn là nơi chào đón người nhập cư nữa"🌟, ông cho biết. Dù vậy, Kalanick vẫn khẳng định mối quan hệ với ông Trump, cho biết việc này là cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ của Uber.
Động thái rút khỏi ban cố vấn của Kalanick đã được nhiều tổ chức ủng hộ. "Việc này thể hiện sự đoàn kết với những lái xe nhập cư - những người đã giúp gây dựng nên Uber", Jim 🍒Conigliaro, Jr. - nhà sáng lập tổ chức phi lợi nhuận The Independent Drivers Guild cho biết.
Ban cố vấn củ👍a ông Trump có nhiệm vụ trao đổi với Tổng thống, đưa ra những quan điểm khách quan về ảnh hưởng của các chính sách lên nền kinh tế và việc làm. Ngoài Kalanick, những thành viên khác trong nhóm này còn có CEO Morgan Chase - Jamie Dimon, CEO GE - Jack Welch, Elon Musk của Tesla, Mary Barra của General Motors hay Jim McNerney của Boeing.
Hôm qua, Uber cũng dừng hoạt động tại Đài Loan (Trung Quốc) sau khi bị🧸 giới chức tại đây phạt hàng 🌱triệu USD. Họ cho rằng hoạt động của Uber là phi pháp và chỉ cho phép họ vận hành như một hãng công nghệ, chứ không được cung cấp dịch vụ giao thông.
Từ tháng 9/2014 đến đầu th𝔉áng trước, Uber đã bị phạt hơn 2,4 triệu USD và có thể còn phải nộp thêm nữa. Họ hy vọng việc ngừng hoạt động sẽ giúp chính quyền Đài Loan suy n🍃ghĩ lại.
Hà Thu (theo CNN)