"Chào buổi sáng. Thức dậy và biết tin Xiaomi SU7 đạt mốc 100.000 chiếc", ông Lei Jun viết ♑trên X kèm ảnh nằm nhắm mắt trên chiếc đệm trắng đặt lên sàn nhà máy.
"Từ khi ra mắt, chúng tôi chỉ mất 23꧑0 ngày để đạt cột mốc này. Đối với một công ty mới tham gia ngành xe điện, đây là💟 tốc độ chúng tôi thực sự tự hào", ông nói thêm.
Hình ảnh ông Lei khiến nhiều người liên tưởng đến tâm sự của Elon Musk năm 2018. Trong chương trình CBS This Morning xoay quanh chủ✱ đề về những căng thẳng khi điều hành Tesla khi đó, tỷ phú Mỹ nói buộc phải ngủ trên sàn nhà máy vì việc sản xuất mẫu xe bán chạy hàng đầꦇu Tesla Model 3 khiến ông "không có thời gian để về nhà và tắm".
Tháng 11/2022, Musk cũng nói phải ở lại nhà máy Tesla tại Fremont và Nevada trong ba năm liên tiếp. CEO Tesla cho rằng người đứng đầu một công ty nên đến những nơi có vấn đề lớn nhất. "Tôi muốn hoàn cảnh của mình tệ hơn bất kỳ ai khác trong công ty. Bất cứ khi nào họ 🐟cảm thấy đau đớn, tôi muốn hoàn cảnh của mình còn tệ hơn thế", ông nói.
Công ty Tesla của Musk được coi là biểu tượng của ngành xe điện toàn cầu. Hãng nhiều năm liên tiếp có doanh số cao nhất thế giới và không c🥀ó đối thủ tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, những năm gần đây, xe điện Trung Quốc đạt tốc độ phát triển thần tốc. Ngoài những tên tuổi như BYD, GAC Aion, Changan, những "tay ngang" như Xiaomi cũng khiến vị thế của Tesla bị đe d꧅ọa.
SU7, hay Speed Ultra 7, là xe điện đầu tiên của Xiaomi. Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, nổi tiếng về điện thoại thông minh, sản xuất bốn phiên bản xe: SU7, SU7 Pro, SU7 Max và SU7 Ultra. Trong đó, SU7 Ultra làꦯ model ra mắt sau cùng với sức mạnh động cơ ngang nhiều siêu xe của các thương hiệu hạng sang nổi tiếng.
Tuy nhiên, việc phát triển xe điện cũng khiến Xiaomi gặp khó khăn về tài chính khi mảng EV của công ty công bố khoản lỗ 252 𝕴tr🌳iệu USD trong báo cáo quý tài chính II/2024. Ước tính mỗi chiếc SU7 bán ra lỗ khoảng 9.200 USD.