"Những ngày làm việc với Usenet, IRC, web hay thậm chí email thật tuyệt vời", Dorsey viết trên Twitter. "Nhưng khi các tập đoà𒊎🐬n công nghệ tập trung hóa sự khám phá và nhận dạng, họ đã làm hỏng Internet. Tôi nhận ra mình đáng trách và cảm thấy có phần trách nhiệm, cũng như hối hận về điều đó".
Tweet của Dorsey thu hút sự chú ý bởi ông là một trong những người hưởng lợi nhất từ Internet thời gian qua khi đã kiếm được hàng tỷ USD với Twitter. Ông cũng góp👍 phần lớn trong việc hình thành thói quen và cách con người tiếp nhận, trao đổi thông tin như hiện nay thông qua mạng🅠 xã hội của mình.
Twitter không lớn như Facebook và TikTꦰok về quy mô người dùng. Nhưng theo các chuyên gia, tác động của nó trong lĩnh vực thông tin là không thể phủ nhận. Nhiều người chuyển sang Twitter khi muốn theo dõi các sự kiện đang diễn ra, nhưng cũng tiếp cận không✃ ít các thông tin sai lệch, độc hại mà nền tảng không thể kiểm soát.
Đây không phải là lần đầu Dorsey than phiền về tình trạng thực tại của Internet. Tháng 12 năm ngoái, ông bày tỏ nghi ngại về Web3, xem đây chỉ là chiêu trò kiếm tiền và bị chi phối bởi các quỹ đầu tư, dù những tổ chức đó luôn nói về sự phi tập trung. "Bạn không sở hữu Web3, các quỹ đầu tư và doanh nghiệp về công nghệ mới l🐼à chủ nhân của nó. C🅺húng ta không thể thoát vòng lặp này", Dorsey nói. Web3, hay Web 3.0, được coi là giai đoạn thứ ba của Internet, khi dữ liệu trên Internet sẽ được phi tập trung hóa, không chịu ảnh hưởng bởi những người quản trị.
Năm 2019, tại hội nghị TED, Dorsey từng nêu ra những sai lầm khi ưu tiên một số tính năng cho Twitter khi thành lập mạng xã hội này. "Nếu được bắt đầu lại, tôi sẽ không chú trọng số lượt thích và theo dõi", ông nói. "Việc bỏ chúng sẽ đem lại hệ sinh🍸 thái Internet và sự giao tiếp lành mạnh hơn".
Dorsey đồng sáng lập Twitter năm 2006 cùng với Evan Williams và Biz Stone. Twitter bắt đầu IPO vào tháng 11/2013, khiến ông trở thành tỷ phú. Ông từ chức CEO công ty năm 2007 rồi quay lại vị trí này từ 2015 nhưng chỉ nhận lương 1,4 USD năm 2018. Ông từ chức CEO và chủ tịch công ty năm ngoái, nhường chỗ cho Parag Agrawal.
Bảo Lâm (theo Engadget)