Mềm mỏng, lắng nghe đối phương một cách bình tĩnh là kỹ năng giải quyết vấn đề. Động tí là "phồng⛦ mang trợn má, tính hung dữ nổi lên, mắt long sòng sọc..." chỉ là biểu hiện của người có vấn đề về đối nhân xử thế, về thích nghi, về giải quyết vấn đề chứ chẳng phải là dạy dỗ gì hết.
Trẻ em là tấm gương phản chiếu của người lớn. Khi vợ bạn nói bạn gì đó mà bạn nằm ườn và dùng điện thoại thì đừng mong đứa trẻ cũng sẽ 𝓀lắng nghe hay t🐼hấu hiểu bạn. Nếu là người nhẹ nhàng, mềm mỏng ngay từ đầu (không chỉ cha mẹ, ông bà, họ hàng, làm xóm thậm chí cả osin) thì đương nhiên tâm tính của nó sẽ tốt ngay từ gốc rễ lúc đó thì rất dễ.
Còn nếu ngay từ nhỏ đã có tính ương ngạnh, ngang bướng do lây từ gốc rễ của người lớn rồi thì đương nhiên nó cần được chữa trị tính cách này. Nếu chữa trị thì phải dùng "thuốc đắng" từ bác sĩ tâm lý chứ không thể "cha m🐲ẹ chỉ cần nổi cơn tam bành".
Cương quyết hay chấp nhận hình phạt nếu làm sai cũng là cách tốt giúp con tôn trọng trò chơi cuộc sống nhưng không vì thế mà lạm dụng thành "bạo lực". Sự thấu hi♏ểu và khoan dung quan trọng hơn.
Nếu con thấu hiểu thì sẽ tự khắc làm theo lời bạn vì lợi ích liên quan chứ không phải vì "dọa nạt". Kỹ năng giao tiếp là tác nhân tới 85% thành công của một người. Cuộc sống cho ta nă🌜m vị thì tính cách dạy con cũng nên đa dạng. Nếu muốn con mạnh mẽ hãy dạy cho nó cách bước qua bi kịch, nhưng nếu nó mãi nằm trong hỉ kịch lại chính là bi kịch.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.