Ảnh minh họa: Dreamstime.com. |
"T⛄ôi như muốn phát điên, suốt ngày đầu nặng trĩu vì lo lắng, sợ nó bị con bé kia cho vào tròng, mà không biết phải làm thế nào", chị Dự thổ lộ.
Chị cho biết, càng tìm hiểu về "đối tượng" của con, chị càng toát mồ hôi hột. Cô gái đó đã bỏ học, không nghề nghiệℱp, sống với người mẹ suốt ngày cờ bạc, còn ng𒀰ười cha thì đã đi tù vì tội buôn ma túy. "Nhỡ đâu nó rủ rê con mình vào đường hút hít thì mất tất", chị nhủ thầm và tìm mọi cách lôi con về.
Thế nhưng, khi chị thủ thỉ khuyên bảo thì cậu nhóc 17 tuổi khăng khăng khẳng định cô gái mình yêu rất tốt, thậm chí có phần yếu đuối, cần c🅘ậu bảo vệ. Khi chị làm căng, dọa nếu con còn tiếp tục quan hệ, chị sẽ không nhìn mặt thì nó cũng thẳng thừng: "Con không cần bố mẹ chấp nhận. Nếu mẹ không muốn thấy con, con sẽ đi ngay".
"Giờ mình đa��ng phải xuống nước, lơ đi vì sợ thằng con làm liều, mà ꦡlòng nóng như lửa", chị Dự kể.
Vợ ൲chồng anh Thái (khu đô thị Linh Đàm, Hà Nội) cũng sốc khi tình cờ phát hiện những tin nhắn nồng nàn cùng các hình ảnh mát mẻ của con gái lớp 10 gửi cho "ch🐽ồng yêu".
Tìm hiểu thêm, anh chị còn choáng hơn khi gần như chắc chắn con đã làm "chuyện ấy". "Ai đời mới nứt mắt mà đã𝕴 nhắn cho nhau, nào là 'em nhớ vòng tay của chồng quá', rồi 'iu chồng lắm, bít không? Hôn anh thật sâu'... nghe nổi da gà", anh Thái kể.
Vợ chồng anh mắng cháu té tát, rồi tịch thu điện thoại, không cho con buôn chuyện với bạn trai nữa. Thế nhưng, cách này vẫn không được, vì họ biết hai đứa vẫn chat với nhau hằng đêm. Thậm chí, con gái còn tr🌠ốn học bỏ đi chơi với bạn trai, về bị mắng t🅺hì cứ lỳ mặt ra.
"Nó còn dọa 🐲sẽ tự tử nếu phải chia tay 'thằng kia' khiến ch𒈔úng tôi chả biết làm gì với con", anh Thái kể.
Nhà giáo Đặng Thị Lệ Thủy, Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng sống Smile's House (Láng Hạ, Hà Nội) cho biết, bà từng tiếp rất nhiều phụ huynh than thở vì bất lực trước việc cản con yêu sớm.
Theo bà, hiện tượng các em tuổi teen đã biết yêu khá phổ biến, nhất là ở🐽 các thành phố lớn. Tình yêu này, theo định nghĩa của teen là đã ngỏ lời, nhận lời, cầm tay, hôn, bắn cho nhau những hìꦿnh ảnh không "trẻ con" chút nào, thậm chí hơn thế nữa.
Thực ra, bà Thủy cho rằng, ở thời đại nào, chuyện các bạn học sinh có thể quý mến nhau một cách cảm tính, ngưỡng mộ ai đó vì bạn mặc đẹp, xinh, có nhiều tài lẻ hay học giỏi là hết sức bình thường. Nhưng hiện nay, nhiều emౠ yêu theo mốt, các bạn gái có thể thích những bạn trai kiểu đầu gấu, "cứng" hơn để hãnh diện với bạn bè🎀; các bạn trai thì cố cưa các cô "hotgirl" để chứng minh "đẳng cấp"... thì lại không bình thường chút nào.
Đa số các 🦩bậc cha mẹ thường hốt hoảng, lo lắng và muốn ngay lập tức ngăn cản khi phát hiện con đang học cấp 2, cấp 3 đã có "bồ". Nhưng những cách họ làm thường không hiệu quả, thậm chí càng khiến trẻ phản ứng bằng cách lao vào "tình yêu".
Nhà giáo cho 𓆉rằng bố mẹ không nên lao vào cản ngay mà cần tìm hiểu rõ nguyên nhân con có quan hệ với bạn khác giới sớm: Do trẻ dậy thì sớm; tiếp nhận quá nhiều luồng thông tin về giới, tình yêu (qua mạng, qua phim ảnh, bạn bè...) mà thiếu sự định hướng hoặc bắt chước bạn bè, muốn thể hiện cái tôi một cách vội vã...
Để giúp con tránh những điều này, phụ huynh cần dành thời gian gần gũi con để bắt kịp sự phát triển về tâm sinh lý của trẻ, thường xuyên tâm sự với con, kiểm soát con từ xa một cách tế nhị, khéo léo xem thời khóa bi🌊ểu, lịch học của con thế nào, con sử dụng điệ♋n thoại ra sao... Điều quan trọng nhất là phải làm cho con tin tưởng, cởi mở, có thể thổ lộ những tâm tư thầm kín, từ đó bố mẹ biết cách định hướng.
Nếu trẻ kể về chuyện tình cảm, đừng mắng mỏ, ngăn cấm hay lên lớp, hãy để con tâm sự hết, coi đó là chuyện hết sức bình thường, rồi nhẹ nhàng gợi m🌜ở. Nếu là con gái, cần hướng dẫn cháu biết giữ gìn thân thể, quý trọng bản thân để từ đó biết cách ứng xử với người khác giới, giúp con nhận rõ giá trị đúng nghĩa của bản thân... Với con trai, người cha cũng có thể giúp các em hiểu về giới tính, sinh lý lứa tuổi, về trách nhiệm khi trưởng thành, với người khác giới, với gia đình...
Khi biết con rơi vào những tình huống nguy hiểm cần dùng mọi cách giúp con tỉnh ngộ. Tìm hiểu kỹ đối tượng, tạo ra các tình huống. Nếu cần, hãy cho trẻ thời gian hoãn binh, để trẻ d🦄ần tự trải nghiệm, nhận ra bản chất của "đối tượng".
Trường hợp cô bé tên Nhung (Thái Thịnh, Hà Nội) là một bài học. Biết cô con gái 16 tuổi yêu một người có vợ, lo sợ con bị người đàn ông lọc lõi lợi dụng, bố mẹ cô bé tìm mọi cách ngăn cản nhưng không được. Cô thiếu nữ tin lời người yêu, nghĩ anh ta đang sốไng trong bất hạnh và sẽ sớm ly hôn, để dành trọജn tình cảm cho mình. Nói thế nào, làm gì cũng không thể bắt con chấm dứt mối quan hệ này, bố mẹ cô bé tìm đến chuyên gia nhờ giúp đỡ.
Sau khi được tư vấn, họ đã thay đổi cách ứng ไxử với con. Thay vì kiểm soát, ngăn cấm cô bé gặp người yêu, gia đình coi như không có chuyện gì, vẫn ân cần chăm sóc, hỏi han con. Rồi người mẹ tìm cách gần gũi, trò chuyện nhiều hơn với con, nói với con gái rằng, bố mẹ không cấm con yêu, nhưng muốn con trao tình cảm cho một người xứng đáng, trân trọng con thực sự. Chị nói sẽ cho cô bé một năm để chứng minh điều này, và bằng cách không quan hệ tình dục với người đàn ông kia. Thực tế, chỉ sau 8 tháng, sau nhiều lần bị đòi hỏi sinh lý và người kia tỏ rõ thái độ, cô bé đã tự nhận ra bản chất của anh ta và chấm dứt.
"Phải biết giúp con hiểu lứa tuổi nào yêu là hợp lý, thế nào là tình yêu, không phải bằng một 💎bài lên lớp, mà bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ, từ những hình ảnh con thấy hằng ngày trên phim ảnh, ngoài đời để trẻ hình thà🌠nh lối sống, cách nghĩ và có những hành vi đúng. Khi biết con có thể rơi vào nguy hiểm, cần tìm mọi cách để cứu con, đừng bao giờ đẩy con ra khỏi nhà", nhà tâm lý chia sẻ.
Minh Thùy
* Tên một số nhân vật đã được thay đổi