Qua các phương tiện truyền thông, tôi🐬, một người mẹ đang sinh sống ở Nhật Bản, được biết hiện nay có nhiều học sinh trong độ tuổi từ 3-15 phải đi khám và điều trị các chứng bệnh tâm thần. Số trẻ đến khám và phát hiện bị bệnh không hề giảm mà liên tục gia tăng khiến tôi thấy nặng lòng
Tôi không phải là nhà giáo dục học, cũng chẳng phải là nhà tâm lý hay bác sĩ chuyên khoa, tôi chỉ là một bà mẹ cảm thấy xót xa cho những đứa trẻ đang tuổi "búp trên cành" mà vì những sức ép học tập, những hệ lụy từ ứng xử trong nhà trường, gia đình dẫn đến bệnh trạn🦩g của các cháu.
Tôi tự hỏi, liệu có bao nhiêu ông bố, bà mẹ hay ông bà, cô chú đọc đ𝓡ược và ngoảnh nhìn những đứa con, đứa cháu trong gia đình? Có nhiều suy nghĩ sẽ làm gì để không phải nhìn thấy con mình một ngày xuất hiệ𝓀n trong phòng khám bệnh viện tâm thần hay không?
Theo tôi nওghĩ, tình trạng xảy ra với các bé hiện nay đã quá đủ để “báo động” 🍬một thực trạng chẳng mấy tốt lành về sức khỏe học đường - sức khỏe của các học sinh. Chúng ta có thể than phiền về những hệ lụy của chính sách giáo dục to lớn, thậm chí cả việc triển khai hoạt động tư vấn học đường ở mỗi trường học như là một giải pháp, nhưng từ góc nhìn của tôi, để cải thiện vấn đề này, gia đình rất quan trọng.
Do sống giữa các nền văn hóa, giáo dục khác nhau, tôi cảm nhận thấy🔴 những điểm khác nhau về quan điểm giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội ở Việt Nam và Nhật Bản. Điều này ả꧃nh hưởng rất nhiều đến sự phát triển mọi mặt nói chung và sức khỏe trẻ em nói riêng.
Nếu như giáo dục ở Việt Nam mình nặng về hình thức và thành tích, trong đó người lớn nói chung đưa ra những yêu cầu, tạo thành áp lực khiến trẻ em hình như phải gồng mình lên để đáp ứng những đòi hỏi của người lớn và học tập dường như trở thành gánh nặng trên đôi vai bé nhỏ của các em, th🐻ì giáo dục ở Nhật, ngược lại, trẻ em là trung tâm của nền giáo dục.
Các bé được trân trọng và chăm sóc🐈 để học tập vừa là niềm vui, vừa là môi trường để các em được hoàn thiện dần tùy theo tâm sinh lý và để chuẩn bị hành trang những kỹ năng sống cho tương lai.
Điểm số, thành tích cá nhân ở trường học Việt Nam khi không được sử dụng đúng đắn thì tạo ra sự ganh đua tiêu cực giữa học sinh, phụ huynh và g🦩iáo viên. Các trường học thậm chí còn tạo ra những gian dối, bất công mà nạn nhân cuối cùng cũng chính là học sinh.
Ở Nhật là hệ thống báo cáo kết quả học tập theo năng lực của mỗi học sinh và của học sinh nào thì học sinh đó biết. Mỗi gia đình tùy theo điều kiện kinh tế, năn𓂃g lực của con em và mục tiêu giáo dục của mình mà tạo ra hành trình học tập cho con em mình.
Học tập là để cho chính mình chứ không phải để đạt thành tích và khoe khoang với ai cả, và cũng chẳng lấy làm mặc cảm, tự ti khi con mình không ⭕được như con người ta.
Tất nhiên là do sự phát triển kinh tế xã hội của họ khác với Vi𒈔ệt Nam, mỗi cá nhân tùy năng lực, khát vọng của mình sẽ có quyền tự chọn🌼 cho mình con đường lập nghiệp mà không bị chi phối bởi trào lưu hay những quan điểm sính bằng cấp.
Mặt khác, trẻ em Nhật Bản được tôn trọng và khích lệ với những cố gắng của chính mình chứ không phải là từ thước đo kỳ vọng của người lớn. Bản thân tôi đã phải học rất nhiều từ gia đình chồng, từ chính chồng mình và các ông bố bà mẹ Nhật xung quanh ☂về điều này.
Không phụ thuộc vào kết quả thế nào, cha mẹ phải luôn thừa nhận sự cố gắng của trẻ và khích lệ để trẻ cảm giác được sự đồng cảm, thấu hiểu và công nhận. Phương châm này luôn được giáo viên, phụ huyn💙h áp dụng đối với trẻ em.
Hình như ở Việt Na♋m, điểm số cao, thành tích lớn thì mới được thừa nhận là đã cố gắng còn không thì 🗹vẫn là "lười biếng”, là "dốt”, là "không bằng bạn bằng bè”? Điều này tạo cho trẻ cảm giác dù cố bao nhiêu đi chăng nữa cũng khó mà thỏa mãn yêu cầu của người lớn và vô tình tạo cho trẻ con sức ép nặng nề.
Vì vậy, để giải tỏa những sức ép, gánh nặng từ học tập đó, tôi nghĩ các cha mẹ đừn𝐆g sợ khen ngợi thì sẽ làm con nhụt chí, sẽ khiến con tự mãn mà ngừng phấn đấu. Hãy luôn ghi nhận những cố gắng của con em mình ngay cả khi điểm số hay thành tích không như các vị kỳ vọng, để các bé được vui khi có cha mẹ, ông bà chia sẻ, cảm thông vàꦿ đồng hành cùng.
Hãy nói ra bằng lời, hãy thể hiện bằng hành động để con trẻ hiểu được là các em không đơn độc. Không phải trẻ em nào cũng đạt chỉ số thông minh tối đa, không phảꦬi em nào cũng là thiên tài, mỗi em có một khả năng, thế mạnh riêng và điều đó là cha mẹ sinh ra các em như thế.
Lỗi đâu phải của con mình, vậy thì tại sao cha mẹ lại trút mọi bực tức vì thất vọng lên các bé? Chúng ta đã muốn có co෴n, chúng ta gắng để✃ sinh ra con chứ có phải tự con đòi hỏi chúng ta sinh ra đâu. Và cha mẹ phải trân trọng đứa con mình cả điều tốt lẫn khuyết điểm chứ.
Tôi cảm giác rằng, do chương trình học hợp lý, quan niệm giáo dụ🐭c nhân bản, tôn trọng cá tính, tâm lý và chú trọng p📖hát triển toàn diện nên trẻ con Nhật bản ngoài chuyện học vẫn được vui chơi thoải mái, tuổi thơ hồn nhiên vẫn theo các em mãi đến khi ... hết tuổi trẻ thơ.
Nhưng trẻ em Việt Nam nói chung, ở các thành phố lớn nói riêng sớm mất tuổi thơ nếu nói tuổi thơ phải là tuổi th🗹ần tiên được vui chơi thật 🐷nhiều, được tạo không gian để vui chơi như vậy.
Vì lịch học chính khóa, học thêm dày đặc còn nhiều hơn cả lịch làm việc của người lớn, chương trình học nặng nề, gò bó, thiếu những nơi vui chơi giải trí an hòa với thiên nhiên, kích thích sự phát triển thể chất, sáng tạo, những kỳ vọng lớn lao của gia đình, nhà trườᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚng… nên trẻ con không được là chính mình.
Các bé bị xem là “không biết gì”, không được lắng nghe, không được hưởng chương trình giáo dục dựa trên tâm sinh lý phù hợp. Ở♔ nhà thì phải nhất nhất nghe theo chỉ bảo của cha mẹ, đến trường cũng chỉ là sự phục tùng vô điều kiện…
Rõ ràng, các bé có bao nỗi niềm mà𝔍 không chia sẻ được trong khi chúng ta là cha là mẹ thì có thể chia sẻ với bạn bè, cộng đồng để được lắng nghe, được giải tỏa và sẽ vợi đi, sẽ vui vẻ. Nhưng những nỗi niềm của con trẻ thì chỉ luẩn quất trong những ấm ức, đối thoại với chính mình và sự dồn nén lâu ngày trong cơ thể yếu đuối, tâm hồn mong manh sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường như việc dẫn đến các chứng bệnh tâm thần.
Vậy thì các phụ huynh hãy quan tâm đến con mình hơn, nói chuyện với sự cảm thông sâu sắc với con mình, đôi khi hãy biết chấp nhận năng lực củꦉa bé chỉ đến thế mà thôi. Các bé đã cố hết sức rồi, con khỏe và vui là quá đủ để bớt đi những đòi hỏi mà vô tình chồng thêm sức nặng cho con.
Để giảm tải chuyện học hành, nên tận dụng thời gian rỗi cho con được vui chơi, được thư giãn nhiều hơn. Chúng ta đứng ngoài, chúng ta nghĩ con cái "chỉ có mỗi việc học thôi mà không xong”, nhưng chỉ học thôi cũng đã là một điều hệ trọng và đầy những sức ép so với sức vóc bé nhỏ, tâ𒀰m hồn dễ tổn thương của các bé.
Dù là cha mẹ, chúng ta cũng không hoàn hảo và bởi vậy ⛦cũng nên chấp nhận sự không hoàn hảo ở nhữ𒈔ng đứa con do chúng ta sinh ra
Tôi đã chứng kiến chị bạn có cô con gái bỗng nhiên bị bệnh - một căn bệnh hiếm trên thế giới, không có thuốc chữa, không có bất kỳ liệu pháp điều trị nào. Từ một cô bé có khuôn mặt sáng ngời, xinh tươi, luôn hoạt bát, chỉ trong vòng vài b✱a năm bệnh tật đã khiến cô bé thay đổi hình dạng hoàn toàn, không thể tự bước đi, thậm chí ă🍌n hay uống còn phải được bón.
Đôi tay bé không còn có thể múa, đôi chân không co duỗi được, tiếng nói yếu ớt phều phào, cái cổ không thể thẳng khiến bé liên tục bị gục đầu vào bàn. Với chị bạn tôi, nếu con có thể đứng được dù chỉ là chốc lát, có thể tự ă🍰n được một bữa mà không phải bón dù phải trầy trật, hay có thể chào trọn vẹn một câ﷽u "Mẹ đã về ạ” đã khiến chị sung sướng trào nước mắt cảm giác không cần gì hơn thế.
Vậy thì những ông bố, bà mẹ có nhữnཧg đứa con khỏe mạnh, phát triển tự nhiên thôi đã là niềm may mắn và hạnh phúc trong cuộc đời rồi. Tại sao chúng ta không biết trân trọng những điều🔯 đó, để một ngày khi con mình bị bệnh tật mới xót xa cho con hay tự trách mình?
>> Xem thêm: /
Chia sẻ bài viết của bạn về cách dạy trẻ tại đây.