Sau bài viết "Hậu quả khi trẻ thường xuyên bị quát mắng", có ý kiến cho rằng việc có nên la mắng con hay không không quan trọng bằng cách mắng và ngôn từ sử dụng để mắng trẻ:
Theo tôi, vấn đề chính đó là cách cha mẹ dùng từ quát mắng trẻ. Những người tài giỏi, thử hỏi ngày xưa có ai không bị cha mẹ, thầy cô quát mắng? Nhiều là đằng khác. Điều này cũng tương tự một nhân viên bị sế♕p chỉ trích. Quát mắng sai thì gây bực tức, bất mãn. Nhưn🌞g quát mắng đúng và đủ thì khi đó nhân viên chây ỳ mới khá được. Còn nhân viên ngoan sẽ không để ý khi sếp chỉ bảo lỗi sai.
Bạn dùng từ ngữ nào khi quát mắng? Nhiều bậc cha mẹ cứ quát mắng con lại dùng từ ngữ khó nghe, nói đ💛úng hơn là sỉ nhục con mình. Nếu bạn khó chịu khi người khác la mắng mình thì con bạn cũng vậy. Và nếu bạn cứ la mắng tối ngày thì có nghĩa bạn thất bại trong việc dạy ꦫcon.
Trong khi đó, nhiều người lại khẳng định việc la mắng trẻ hoàn toàn có thể được thay thế bằng những phương pháp khác, mang lại hiệu quả tốt hơn:
Từ 1-7 tuổi là giai đoạn cơ sở của trẻ, giai đoạn này không cần dạy dỗ gì cả. Chỉ cần 3 thứ: tình yêu, nuôi dưỡng, bảo vệ. Khi được tự do trong giai đoạn này với những nền tảng đó, trẻ lớn lên sẽ là chính mình. Vì tiềm năng của trẻ là 🌟không ai biết được và việc dạy trẻ theo ý mình là làm hư trẻ (mình chắc gì đã đúng). Tôi thường hướng dẫn và chỉ ra hậu quả mỗi khi trẻ phá, quy đổi ra những gì trẻ biết được giá trị nhưng không bao giờ ngăn lại những thứ không quá nguy hiểm.
Từ khi con còn nhỏ, ngay cả những việc nhỏ xíu, cha mẹ cũng phải giải thích và cho t🎐rẻ có cơ hội thể hiện việc học tập của mình. Ví dụ, lúc trẻ phát hiện ra việc cái tủ lạnh có thể mở ra được vì thấy cha mẹ làm, trẻ sẽ làm theo và đó là học tập. Cha mẹ sẽ hướng dẫn và giải thích việc mở tủ nhiều và không đóng kín sẽ gây tốn điện, tốn tiền, không có tiền mua đồ chơi. Lúc đó có thể trẻ không nghe vì đang khám phá và muốn thể hiện, nhưng trẻ sẽ nhớ dù chưa hiểu tốn điện là gì. Vào hôm khác, khi bố mở tủ, trẻ sẽ nói mở tủ là tốn điện đó, lúc đó mình sẽ xác nhận, cảm ơn con và đóng tủ. Tuổi của trẻ l𝐆à thế, quan trọng là bố mẹ có đủ kiên nhẫn, gương mẫu và chịu khó để trẻ hiểu hay không?
Xã hội có luật pháp, trường học có quy định, ở nhà có gia quy. Bạn cần phải giải thích với con những giá trị, nền tảng và quy định trong nhà. Nếu con làm sai thì sẽ cho một lời cảnh báo (vì dù sao cũng còn nhỏ và đa♎ng tuổi học ăn, học nói, học gói và học mở). Nếu con tiếp tục sai phạm thì có thể bị xử phạt như không được xem ti vi, đi ngủ sớm (con nít rất ghét đi ngủ sớm), hay không những dọn dẹp phần của nó mà phải dọn cả phòng khách hay quét cả sân... (tùy vào sự sáng tạo của bạn). Bạn thấy quan toà đâu có la hét hay sếp cuả bạn cũng đâu có la mắng mà thay bằng việc xử phạt, kiểm điểm hoặc cho thôi việc. Bạn cần cởi mở, cho con được quyền thắc mắc, thảo luận và biện luận. Nếu bạn sai, bạn cũng nên xin lỗi. Còn con sai thì con cũng phải biết chịu trách nhiệm theo luật.
Thay vì dùng hình phạt tại sao không dùng "phần thưởng, quà tặng, lời hứa" để làm cho trẻ nghe lời? Từ chính bản 🐻thân, tôi thấy hai thứ khiến trẻ nghe lời:
1. Quát mắng đánh đập: trẻ nghe lời nhưng trong đầu sẽ căm giận, não bộ bị tổn thương lúc bಌé, bản tính sau này sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng.
2. Thưởng🐬 khi làm tốt: giúp trẻ luôn có nỗ lực, mong muốt đạt được, trẻ sẽ luôn trong tâm trạng hạnh phúc.
Nói nhỏ nhẹ 🅘thì trẻ không nghe, quát mắng thì trầm cảm, ảnh hưởng thể chất. Nhất là trẻ từ 3-7 tuổi, cha mẹ sẽ thấy cực kỳ bất lực. Đặt ra quy định cho trẻ, nếu làm gì đó thì sẽ bị phạt là đứng góc, đánh đòn hoặc không được có cái gì đó mà hàng ngày vẫn được ăn (như kẹo, kem, ...), đó là cách tôi dạy con.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.