Tết là ngày nhà nhà sum họp, quây quần bên nhau, ăn những bữa cơm ấm áp, và nghỉ ngơi sau những tháng ngày làm việc vꦏất vả. Con cái có dịp được báo hiếu cha mẹ bằng những đồng quà, tấm bánh… Nhưng nay, niềm mong ước của nhiều người làm cha, làm mẹ về một ngày Tết cổ truyền được đoàn tụ với các con của mình, giống như một thứ gì đó vô cùng xa xỉ.
Cuộc sống bộn bề lo toan, con người phụ thuộc vào tiền bạc nhiều hơn. Sự lên ngôi của đồng tiền khiến những giá trị về mặt đạo đức đang♔ vô tình bị bỏ quên. Dẫu biết rằng mỗi nhà, mỗi cảnh khác nhau nhưng những lý do tết không về mà mỗi người đưa ra chưa thật sự phù hợp, vô tình chính họ đã vĩnh viễn đánh mất đi những giá trị về tinh thần mà không thể lấy lại được. Sự ân hận sẽ khô⭕ng quá muộn màng khi ta biết nhìn mọi việc một cách sâu xa hơn...
Với muôn vàn lý do khác nhau như “con không có tiền về đâu”, “con phải ở lại kiếm tiền nên ♑tết không thể về được bố mẹ ạ”, “tết ở lại làm được nhiều tiền lắm, nên tết năm nay con sẽ ở lại”... Đó là số ít trong hàng trăm lý do không thể về nhà vào dịp tết của một số người.
Đối với những người có hoàn cảnh khó khăn th🎶ì mỗi độ tết đến là dịp để họ tranh thủ kiếm thêm thu nhập với chế độ lương “kếch xù”. Người lao động làm việc vào những ngày này, thường được trả lương gấp đôi, thậm chí gấp ba so với những ngày thường, ♔ở lại thêm dăm ba ngày nhưng cũng bằng thu nhập cả tháng trời.
Chính sức hấp dẫn mãnh liệt của đồng tiền đã khiến không𝓰 ít người bị mờ mắt. Nhiều sinh viên đã ở lại để làm thêm những công việc như bán hàng, giúp việc, hay bảo vệ và mặc cho cha mẹ da diết gọi 🧔về nhà.
Tôi biết một bạn sinh viên năm ba của trường đại học nọ từng ăn tết 𒆙xa nhà. Cậu ấy cho rằng vì mình đã lớn mà chưa giúp gì được cho gia đình nên cần phải làm một điều gì đó để đỡ đần cha mẹ.
Bởi dịp tết thường có nhiều việc và thu nhập cao nên cậu đã quyết định ở l🎐ại để kiếm một khoản tiền đóng học phí cũng như một phần chi tiêu trong những ngày đầu năm học mới. Cậu này cũng nghĩ đây là dịp có thêm những trải nghiệm mới, bố mẹ có ngăn cản gọi về nhưng cậu ấy vẫn cương quyết ở lại”.
Một sinh viên khác tên Thu, người Thanh Hóa, hiện đang học tại Hà Nội phân trần lý do khô൩ng về vì quê ở xa, mỗi lần về nhà ăn Tết và trở lại trường mất gần triệu bạc tiền tàu xe trong khi gia đình cô lại quá khó khăn. Những năm trước mỗi lần về tết, nhìn mẹ chạy vạy lo tiền tàu xe, rồi tiền ăn học mà Thu không thể cầm lòng được.
Chính vì muốn bố mẹ đỡ một khoản tiền nên Thu quyết định sẽ ở lại, đồng thời cô cũng có thời gian kiếm thêm thu nhập trong những ngày tết để trang trải cuộc sống. Thu cũng𒁏 tâm sự với tôi rằng cha mẹ không đồng ý cho ở lại, nhưng cô đã thuyết phục để không phải về nhà.
Ngoài lý do hoàn cảnh khó khăn, một số ít người khác ở lại vì muốn có thêm những trải nghiệm mới. Có cả trường hợp kiếm cớ ở lại chỉ vì không nỡ xa người yêu hay đơn giản chỉ là để kiếm được những bộ quần áo mới, một chú “dế” mới, sành điệu và hợp thời tran❀g hơn...
Những giọt nước mắt tủi hờn, niềm hạnh phúc lớn nhất của những bậc làm cha, làm mẹ là được nhìn thấy những đứa con của mình lớn khôn và trưởng thành. Ngày Tết cả gia đình được sum họp, quây quần và ăn những bữa cơm ấm áp, tưởng chừng đó là những điều mong ước rất giản đơn. Nhưng với nhiều ngư🐓ời thì đó là niềm mong ước lớn.
Bác Phương (quê Phú Thọ) có con trai đang theo học năm cuối tại một trường Đại học ở Hà ♕Nội, nhưng mấy năm nay tết nào cậu cũng không về ăn tết cùng gia đình. Bác chia sẻ do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên năm nào cậu con trai cũng xin ở lại làm tết để kiếm thêm thu nhập, đỡ đần cho gia đình.
Bác nói với tôi, tuy gia đình bác nghèo thật nhưng hai vợ chồng bác vẫn động viên con về ăn tết với bố mẹ, tuy nhiên cậu con trai nhất 🌠quyết không về. Thương con bao nhiêu, bác lại càng trách bản thân bấy nhiêu vì khꦯông thể đem đến cho con cuộc sống đàng hoàng hơn. Nghĩ đến cảnh con mình phải ăn tết một mình ở nơi đất khách quê người mà bác lại ứa nước mắt.
Còn biết bao nhiêu người cha, người mẹ, biết bao gia đình ngày tết không được đoàn tụ với các co✨n của mình? Cha mẹ nuôi con đến ngày trưởng thành đã đi quá nửa đời người, mà cuộc đời mỗi người thường rất mong manh, vô thường.
Không có quá nhiều thời𒉰 gian và cơ hội cho chúng ta được báo hiếu cha mẹ. Đâu phải ai cũng được hưởng một cái tết sum vầy bên gia đình và những người thân yêu. Đâu phải ai cũng còn cha mẹ, còn một mái ấm để ngóng đợi mình về mỗi lúc xuân sang...
Đôi khi chúng ta vôꦅ tình quên đi, hoặc không có cái nhìn sâu xa hơn mà chỉ nhìn vào cái lợi trước m🌳ắt cũng rất dễ đánh mất đi thứ tình cảm đặc biệt mà không bao giờ có thể lấy lại được, để đển khi nhận ra và ân hận thì đã quá muộn màng.
>> Xem thêm: Tôi yêu tết Việt
Chia sẻ bài viết, hình ảnh, video của bạn về Tết tại đây.