Nam 🗹sinh 15 tuổi, trú tại TPHCM, đi khám do mụn mọc rải rác mặt, hai bên má nhiều sẩn viêm, có mủ, khiến mất tự tin, ngại gặp bạ𝄹n bè. Người nhà cho biết, trẻ mọc mụn từ khi học lớp 6 nhưng không đưa đi viện vì chỉ có lấm tấm vài nốt, nghĩ bệnh sẽ tự hết. Càng lớn, mụn càng nhiều hơn, gia đình mới đưa con đi khám.
Tại khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, bác sĩ Nguyễn Phương Thảo cho biết mặt bệnh nhi có nhiều nhân trứng cá, hai bên má có nhiều sẩn viêm, mụn mủ, da dầu, lỗ chân lông to, sẹo lõm, thâm nhiều. Bác sĩ kê kháng sinh uống trong vài t🧜háng và giảm liều dần dựa trên đáp ứng của người bệnh kèm theo thuốc trị mụn và sữa rửa mặt làm sạch bã nhờn, chất bẩn. Bệnh nhân được tư vấn thêm về lối sống và chế độ ăn để cải thiện mụn.
"Tuy nhiên, do trẻ đến khám trễ, da bị🙈 tổn thương, nhiều sẹo rỗ và thâm nên cần điều trị dài để bề mặt da mịn màng hơn", bác sĩ n𝐆ói.
Theo bác sĩ Thảo, mụn là vấn đề mà các bác sĩ thường xuyên khám, tư vấn cho trẻ ở 🔯tuổi dậy thì. Trong đó, trứng cá là phổ biến nhất, ngoài ra còn có mụn đầu đen, mụn mủ, mụn viêm... Phụ huynh có con trong độ tuổi này cũng thường lo lắng về tình trạng "trứng cá học đường". Đây là giai đoạn các tuyến nội tiếtཧ phát triển mạnh, dẫn đến sự tăng sản xuất các nội tiết tố, trong đó có nội tiết tố androgen, làm tăng hoạt động của tuyến bã nhờn cũng như tăng sừng vùng phễu nang lông.