Bác sĩ Bùi Thị Đến, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, cho biết tay chân miệng là bệnh diễn biến cấp 🤡tính, có thể xảy ra biến chứng rất nhanh ở trẻ nhỏ. Biến chứng nặng nhất trong bệnh tay chân miệng🍬 là viêm cơ tim, viêm phổi, suy hô hấp và viêm não.
Biểu hiện sớm nhất của bệnh tay chân miệng là mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày, sau đó bệnh sang giai đoạn toàn phát. Đầu tiên là sự xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi, các mụn nước có kích thước nhỏ nằm trên nền n👍iêm mạc viêm đỏ. Các mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét rất đ✱au rát làm bệnh nhân khó ăn uống. Tiếp theo, xuất hiện các mụn nước, bọng nước ở bàn chân, bàn tay, hoặc có thể ở mông, gối.
Ngoài những nốt phát b😼an, em bé có thể có các triệu chứng khác như bỏ ăn, ăn kém, chảy dãi nhiều, sốt cao, quấy khóc, li bì. Một số trẻ xuất hiện biến chứng về thần kinh thường giật mình khi ngủ hoặc co giật, thậm🦋 chí hôn mê. Một số trường hợp lại xuất hiện biến chứng liên quan đến phổi như suy hô hấp, tím tái, tím môi, tím ngọn chi.
Thống kê của Khoa Bệnh Nhiệt đới, Trung tâm Sản Nhi, riêng tháng 6, số lượng t🔯rẻ nhập viện điều trị do mắc tay chân miệng tăng cao gấp 10 lần so với tháng 5 và cao hơn nhiều so với cùng꧃ kỳ năm 2019.
Theo bác sĩ Đến, trẻ bị tay chân miệng thể nhẹ, sau khi đi khám, có thể chăm sóc và theo dõi tại nhà. Về dinh dưỡng, trẻ bị bệnh rất mệt mỏi và các vết loét ở miệng làm đau, khó ăn uống. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa, uống nhiều nước mát. Thức ăn cần chế biến mềm, lỏng, dễ tiêu hóa và đủ dinh dưỡng. Không🐓 cho trẻ ngậm vú nhựa, ăn thức ăn ꦦthô cứng, đặc biệt là các loại thức ăn, đồ uống có vị chua, cay vì trẻ đau miệng và họng hơn.
Chỉ cho trẻ dùng thuốc paraceta๊mol để hạ sốt và thuốc khác theo đơn bác sĩ kê. Cần cho trẻ uống nhiều nước hơn khi trẻ bị sốt. Tại các vị trí bị thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.
Bên cạnh đó, cần thực hiện cách ly trẻ bị bệnh với các trẻ khác trong nhà🦩. Người lớn khi tiếp xúc, chăm sóc trẻ bệnh nên mang khẩu trang y tế cho mình và trẻ bệnh.🐬 Sau tiếp xúc, nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch ngay để hạn chế sự lây lan.
Tắm rửa, vệ sinh nhẹ nhàng thâ༺n thể cho trẻ hằng ngày bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn. Cho trẻ xúc miệng bằng nước muối loãng nếu trẻ làm được. Vật dụng ăn uống cඣủa trẻ như bình sữa, cốc uống nước, bát ăn cơm, muỗng ăn... nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt.
Ngoài việc chăm sóc tốt cho trẻ khi bị bệnh, cha mẹ🧸 cần theo dõi sát tình trạng bệnh để phát hiện kịp thời khi có các dấu hiệu bất thường. Khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau: sốt cao 39 độ C trở lên hoặc sốt cao kéo dài, quấy khóc, bứt rứt, nôn nhiều, ngủ lịm, dễ giật mình, hoảng hốt, run tay chân, chới với, đi loạng choạng, mạch nhanh, thở khó, thở nhanh, da nổi vằn... phải đưa trẻ nhập viện ngay.
Hiện nay vẫn chưa có vaccine phòng bệnh. Các biện pháp được khuyến cáo gồm rửa tay thư♒ờng xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Thực hiện ăn chín, uống sôi, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa𓃲 sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi), đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày. Không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống♒ như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn,g♑hế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thꦛông thường. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh🦄. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
Thúy Quỳnh