Ước tính Việt Nam có gần 16.000 trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh ra đời hàng năm, theo BS.CK2 Lâm Mỹ Dung,⛎ Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Tim Tâm Đức. So với trẻ bình thường, trẻ bệnh tim bẩm sinh thường ăn uống kém, dễ bị suy dinh dưỡng. Trẻ rất d♕ễ bị nhiễm trùng, đặc biệt nhiễm trùng đường hô hấp và nguy hiểm nhất là viêm nội tâm mạc.
Do đó, bác sĩ Dung khuyến cáo phụ huy✃nh biết cách chăm sóc phù hợp cho trẻ bệnh tim, tránh nhiễm trùng.
Phòng ngừa nhiễm trùng hô hấp
Trẻ cần được tiêm đủ các loại vaccine theo đúng lịch tiêm chủng, phòng các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan siêu 🍸vi B, viêm màng não do H🎶. influenzae, sởi, rubella... Trẻ dưới một tuổi cần tiêm thêm vaccine cúm, phế cầu. Đây là những bệnh truyền nhiễm dễ khiến trẻ bệnh tim bị nhiễm trùng đường hô hấp.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyênꦆ rửa tay bằng xà phòng và rửa trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hay hắt hơi, sổ mũi. Không được để trẻ sờ tay vào mắt, mũi, miệng để hạn chế đem các mầm bệnh vào cơ thể.
Trẻ khi ra đường cần đeo kꩵhẩu trang hoặc che chắn kỹ, ജtránh tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, người bệnh khác. Trời trở lạnh hay mưa, trẻ cần mặc áo thật ấm.
Khi bị ho, hắt hơi, cười nói... những giọt bắn nhỏ mang mầm bệnh sẽ vào không khí, lây nhiễm cho người kh💦ác. Vì vậy nên dùng khăn giấy che miệng, sau đó bỏ khăn giấy vào thùng rác có nắp đậy.
Phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
Cha mẹ cần thông báo cho bác sĩ biết con đang bệnh tim bẩm sinh (TBS) khi trẻ cần can thiệ꧃p phẫu thuật ở những cơ quan khác, như nhổ răng, mổ tiết niệu, tiêu hóa... Bác sĩ điều trị sẽ tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa tim mạch để biết trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nào, tình trạng ra sao, loại thủ thu🧸ật nào cần phải dùng kháng sinh dự phòng và chọn kháng sinh, đường dùng phù hợp.
Cho trẻ sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định và tái khám theo lịch
Tuân thủ điều trị rất quan trọng đối với trẻ bệnh tim. Bé cần uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý tăng giảm liều hay ngưng thuốc. Uống thuốc không hợp lý 😼có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị nếu trẻ xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường, gia đình cần thông báo ngay c🍬ho bác sĩ.
Trẻ bệnh tim cần tái khám theo lịch hẹn định kỳ mỗi tháng, 2-3 tháng hay 6 tháng tùy tình trạng bệnh, kể cả khi sức khỏe bình thường. Việc tái khám có ý nghĩa rất quan trọng, giúp bác sĩ đánh giá diễn biến bệnh,🦂 điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp với trẻ.
Trẻ có các triệu chứng bất thường như sốt cao, tiêu chảy, bú kém hoặc bỏ ăn, bỏ bú, bứt rứt, vật vã, lơ mơ🎶, thở nhanh, ho nhiều, khó thở, xanh xao, da tím, vã mồ hôi nhiều, chi lạnh... cần được đưa đến bệnh viện ngay.
Mỹ Ý