Độc giả gửi câu hỏi tại đây
Trả lời:
Thực tế, không có biện pháp điều trị đặc hiệu, chủ yếu điều trị nâng đỡ, điều trị triệu chứng và biến chứng (nếu có). Trẻ nên được chăm sóc bởi mẹ hoặc người thân trong gi♔a đìn🅠h, tiếp tục bú mẹ.
Với trẻ sơ sinh, cha mẹ cần cho trẻ nhập viện nếu đo SpO2 dướ🍃i 94% khi thở khí trời, có nhịp thở lớn hơn hoặc bằng 🔥60 lần một phút. Bên cạnh đó, trẻ cũng cần được thăm khám và điều trị ngay lập tức nếu có các triệu chứng bất thường như: sốt trên 38,5 độ C khó hạ; ho; tiêu chảy; ăn và bú kém; trẻ lả đi; thở nhanh - cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực. Trong quá trình điều trị, trẻ vẫn nên tiếp tục ăn sữa mẹ nếu không có chống chỉ định ăn đường ruột.
Với các trẻ lớn hơn, cha mẹ cũng cần báo cho nhân viên y tế hay bác sĩ nếu chỉ số SpO2 nhỏ hơn 94% khi thở khí trời, thở nhanh (trẻ 2 - 11 tháng tuổi, nhịp thở lớn hơn hoặc bằng 50 lần/phút; trẻ 1 - 5 tuổi, nhịp thở lớn hơn hoặc bằng 40 lần/phút, 5 - 12 tuổi: lớn hơn hoặc bằng 30 lần/phút💧 và lớn hơn 12 tuổi: lớn hơn hoặc bằng 20 lần/phút); sốt trên 38,5 độ không hạ, trẻ ho nhiều; tức ngực; bỏ ăn; bỏ chơi hay ngủ li bì.🏅..
Về phía mẹ, mẹ cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn thêm hoa quả chín, các sản phẩm giàu protein như thịt, cá, tôm; bổ sung thêm vitamin (A, D, K, E), sắt (bổ sung sắt đến 6 tuần sau sinh), khoáng chất (Ca) và chất xơ, uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cả lượng và chất trong sữa cho con𓂃 bú.
Bác sĩ Lê Thị Vân Trang
Khoa Phụ sản, Bệnh viện Quân y 103