Câu chuyện văn chương dày hơn 500 trang là câu chuyện về 52 nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Việt Nam. Đây là công trình tập hợp các bài chân dung văn học, bài phỏng vấn, trò chuyện được đăng tải trên tuần báo Văn Nghệ. Cuốn sách được thực hiện với mục đích tạo nên bức tranh chung về diện mạo lịch sử đương thời của văn học nước nhà. Tác giả các bài viết là Nguyễn Quang Thiều, N♛guyễn Văn Thọ, Trần Vũ Long, Thiên Sơn…
Trong tập sách này, độc giả được tiếp cận những chân dung, mẩu chuyện về cuộc đời, tác phẩm của các văn nhân. Không đi sâu vào tập hợp, ghi bảng thành tích, mỗi bài viết chỉ đưa ra một 🤡vài lát cắt, qua đó thể hiện một góc nhìn cụ thể về văn nhân. Ở cuối mỗi bài, nhóm biên soạn sách lại để đất giới thiệu lý lịch trích ngang của tác giả để người đọc tiện theo dõi.
Nguyễn Tuân qua ký ức của Vũ Phạꦓm Chánh không hiện lên dưới góc độ tài hoa, nhẩn nha nói về các thú ăn chơi kỳ công như mọi người đều biết. Ở bài viết này, một Nguyễn Tuân của chủ nghĩa xê dịch được khắc họa, từ việc ông đi khắp miền đất nước, tới những vùng sâu, vượt thác sông Đà ෴hay có mặt ngay tại chiến trường vừa dội bom... Một Nguyễn Tuân mải miết trên chiếc xe đạp Sterling, túi vải bạt và lời nói nhỏ: "Tôi lại đi anh ạ!" khiến người đọc khâm phục bởi sức đi và viết của ông.
Qua trang viết của giáo sư Phong Lê, sự nghiệp của Tô Hoài hiện lên từ khi ông ngoài đôi mươi, thành công với Dế mèn, và liên tiếp viết không ngừng nghỉ. Tác giả dẫn người đọc đi qua đời văn Tô Hoài, qua những Dế mèn, O chuột, hồi ký Cỏ dại, Quê người... đến một Tô Hoài sôi nổi trong văn học Cách mạng với Vỡ tỉnh, Nhớ Quê, Truyện Tây Bắc, Miền Tây, Nhớ Mai Châu. Ở vào tuổi thất thập, Tô Hoài vẫn tiếp tục viết những Cát bụi chân ai, Chuyện cũ Hà Nội, Chiều chiều… Ngoài tám mươi, ông lại cho ra Cái áo tế, Giấc mộng ông thợ dìu... Đến nay, lão nhà văn vẫꦡn là người cùng thời với bao thếꩲ hệ người viết và người đọc.
Bài phỏng vấn của Tuệ Nhi với Lê Lựu cho thấy cuộc sống hiện thời của nhà văn, một người đã trở nêꦛn chậm chạp sau tai biến não, nhưng vẫn ôm ấp và thực hiện những ý tưởng để ghi dấu một thời đại văn chương.
Qua cuốn sách, độc giả có thể hiểu đâu là mạch suối nguồn nuôi dưỡng cho hồn thơ thiên tài Trần Đăng Khoa. Trong bài viết Nỗi buồn sau ánh hào quang, tác giả Thiên Sơn cũngꦜ khắc họa lại những áp lực, cái🥀 khó, sự nghi ngờ, xét nét... mà Trần Đăng Khoa đã phải chịu khi trở thành thần đồng thơ.
Trần Hòa Bình được biết đến với nhiều giai thoại trong làng văn, làng báo. Nhưng bài viết Như những ngọn gió sang thu của Nguyễn Quang Thiều lại chẳng mảy may kể chuyện đời sống thực, đời sống riêng tư nào của "nhà thơ Thêm một". Chân dung Trần Hòa Bình trong bài viết được dựng nên qua thơ ông. Đó là chân dung mong manh nhưng ngập tràn một giấc mơ mãnh liệt. Nguyễn Quang Thiều gọi chân dung thơ Trần Hòa Bình là một n♋gọn gió sang thu làm xao động và khua vang những lá, làm thức dậy hương của hoa và làm đằm ngọt quả...
Cuốn sách Câu chuyện văn chương còn nhiều hơn nữa những nhà văn, nhà thơ với tính cách, cuộc đời làm nên các tác phẩm lớn cho văn học. Có thể thấy, các văn nhân xuất hiện trong sách đều là những người cầm bút gắn liền và sinh ra từ nền văn học cách mạng. Nhà văn Khuất Quang Thụy - tổng biên tập báo Văn Nghệ - cho biết nhóm biên tập sẽ làm thêm những tập sách Câu chuyện văn học về các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng khác.
Hiền Đỗ