Võ sư Nguyễn Văn Chiếu được kênh CNN chọn làm n𝓡hân vật cho chương trình "Human to Hero" (Từ người thường thành người hùng) với chủ đề về môn Vovinam. Ông là chánh chưởng quản môn phái và là phó chủ tịch phụ trách chuyên môn Liên đoàn Vovinam thế 🃏giới (WVVF). Võ sư Nguyễn Văn Chiếu từng đi dạy Vovinam tại 20 nước và có công quảng bá bộ môn võ thuật của Việt Nam trên toàn thế giới.
Trong phóng sự của CNN mang tên "Nguyễn Văn Chiếu: Người truyền võ Việt Nam", võ sư 65 tuổi được miêu tả như người cống hiến cả cuộc đời để đưa môn võ truyền thống của Việt Na👍m tới mọi người. Ông có thể nghỉ ngơi sau bốn thập niên cống hiến nhưng cho rằng vẫn còn nhiều ♌điều phải làm cho Vovinam.
"Giấc mơ của tôi là mở một học viện Vovinam thật lớn cho tất cả mọi người trên thế giới có thể tới theo học và nghiên cứu môn võ này", võ sư Nguyễn Văn Chiếu nói trên kênh CNN. "Vovinam ph▨ù hợp với tất cả mọi người, có thể đào tạo trong lực lượng vũ trang cũng như dùng để phòng thân".
Vovinam được cố võ sư Nguyễn Lộc sáng tạo tại Hà Nội vào năm 19👍38. Đến nay Vovinam được quảng bá và giảng ꦇdạy trên 50 quốc gia, thu hút hàng triệu môn sinh theo tập. Theo võ sư Nguyễn Văn Chiếu thì Vovinam là môn võ hoàn chỉnh, có cương nhu phối hợp bên trong các đòn thế đa dạng.
Không chỉ sử dụng các đòn ném, quật, đấm, đá mà Vovinam còn có thể phối hợp khi dùng vũ khí. Chiêu thức đặc trưng của môn võ là đòn khóa bằng chân có thể vô hiệu hóa đối thủ bằng việc kẹp một phần cơ thể, thường thấy nhất là cổ. Đây là chiêu thức có cả sự đẹp mắt và hiệu quả. Tuy sở hữu các chiêu thức đa dạng nhưng Vovinam vẫn đề cao sự điềm tĩnh và ý chí của bản thân. Triết lý của môn ⭕võ là đào tạo một công dân tốt cho xã hội, không phải một người chuyên chiến đấu.
Phóng sự Nguyễn Văn Chiếu: Người truyền võ Việt Nam
Võ sư Nguyễn Văn Chiếu theo tập Vovinam từ năm 16 tuổi và bắt đầu công tác giảng dạy từ những năm 1970. Sau đó ông trở thành giám đốc một trung tâ🐲m đào tạo tại Bình Định.
Sau khi đất nước thống nhất, ông là người đầu tiên gây dựng lại môn võ Vovinam tại TP HCM vào năm 1978. Thành công tại quê hương trong những năm 1980 kh🤡iến võ sư Nguyễn Văn Chiếu hướng ánh nhìn ra nước ngoài. Ông tổ chức các hoạt động biểu diễn võ thuật ở hơn 20 quốc gia, bắt đầu tại Belarus năm 1990. Đến nay có khoảng một triệu người theo tập Vovinam tại Việt Nam và hơn nửa triệu người ở 52 quốc gia khác trên thế giới.
Tính riêng tại Pháp đã có 10 nghìn𝔉 người học mới chỉ trong đầu năm 2014. Thành phố Paris cũng vừa đăng cai giải vô địch thế giới Vovinam lần thứ tư. Phó chủ tịch Liên đoàn Vovinam Pháp, Nguyen Hung nói: "Vovinam xuất phát từ Việt Nam và giờ trở thành môn võ cho mọi người".
Sự lớn mạnh của Vovinam dần được công nhận trên toàn thế giới. Năm 2009, Vovinam được đưa vào thi đấu tại Đại hội thể thao trong nhà châu Á trước khi lần đầu có mặt ở SEA Games hai năm saꦑu.
Ngồi trong võ ꧟đường nhà thi đấu 🧸Phú Thọ, TP HCM, võ sư Nguyễn Văn Chiếu có thể nhìn lại chặng đường dài mà ông đi qua với niềm tự hào.
"Tôi đã dành cả cuộc đời cho môn võ này𝕴 dù nó không mang lại cho tôi sự giàu có. So với những người làm công việc khác thì tôi thậm chí còn nghèo hơn", ông nói. "Tôi làm bởi đam mê và tinh thần võ học của Vovinam. Tôi đã theo học để rồi dạy lại mọi người như trả món ân huệ cho những người thầy của mình. Đây là số phận".
Dù ở tuổi gần thất thập nhưng ông vẫn đủ dẻo dai꧂ để thực hiện các bài tập. Đối với võ sư Nguyễn Văn Chiếu thì Vovinam lúc này như một người bạn giúp ông giữ sức khỏe, tinh thần minh mẫn và tránh những thói quen có hại.
Bảo Lam