Vợ anh từng là nạn nhân của bạo lực gia đình, kể anh nghe việcﷺ cô đãꦡ bị đánh đập thế nào trong quá khứ với những người bạn trai trước đây. Weissenberg vô cùng xúc động, mong muốn chứng minh cho cô thấy không phải người đàn ông nào cũng giống nhau.
"Hóa ra, tất cả những thứ đó đều là vở♏ kịch lớn cô ấy dựng lên để giành được lòng tin của tôi, là công cụ k﷽iểm soát tôi sau này", anh kể lại.
Đây cũng là khởi nguồn của một cuộc hôn nhân kéo dài 6 năm đầy đau khổ, tuyệt vọng. Ban đầu, đây là một mối quan hệ lành mạnh, cả hai ngày càng thân thiết. Họ chuyển đến sống cùng nhau, dùng chung tài khoản ngân hàng, chia sẻ 🔜cả thói quen hàng ngày. Chẳng bao lâu, họ gần như phụ thuộc vào nhau hoàn toàn về mặt tâm lý, tình cảm.
Sau đó, mọi thứ diễn biến theo chiều hư🃏ớng tồi tệ. Người bạn đời của Weissenberg bắt đầu muốn kiểm soát anh về cả lời nói v🅺à hành động.
"Cô ấy muốn tôi nói với một quản lý khách sạn rằng nơi ông ấy đang làm việc trông như một bãi rác. Tôi từ chối và ra xe. Cô ấy bước vào, bắt đầu tát tôi và hét ầm l💫ên", anh kể lại.
Khi đã bình tĩnh, người bạn đời cố gắng biện minh bằng cách kể về tuổi thơ đầy khó khăn của mình - một quãng đời thiếu thốn tình yêu, hạnh phúc⛄. Weissenberg đã tin tưởng và tha lỗi cho cô.
Nhiều tháng trôi qua, sự phụ thuộc của൩ anh vào mối quan hệ ngày càng lớn. "Tôi cảm thấy mình như một người hầu lu💟ôn phải lo lắng mọi thứ", anh nhớ lại.
Ưu tiên hàng đầu của Weissenberg là làm hài lòng nửa kia của mình, tuân theo mọi quy tắc cô đặt ra, như chọn miếng trái cây nào cho cô ăn, cách lựa hoa quả, cách⛄ phục vụ.
"Nếu không làm tốt, tôi sẽ lĩnh một cú đánh vào đầu. Mọi thứ luôn như vậy: Làm tốt hoặc sẽ gặp rắc rối",♎𒆙 Weissenberg nói.
Weissenberg chỉ là một trong hàng triệu đàn ông trên thế giới chịu cảnh bạo lực gia đình. Theo thống kê, cứ 9 người đàn ông thì có một người gặp tình trạng này trong 🍒mối quan hệ.
Theo Hiệp hội Tâm lý Mỹ, naꩵm giới bị vợ hoặc bạn gái bạo hành có thể gặp chấn thương tâm 🌺lý đáng kể, chẳng hạn rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), trầm cảm, suy nghĩ tự tử.
Dù hầu hết các vụ bạo hành gia đì🗹nh được báo cáo do nam giới thực hiện, ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy độ phổ biến của hành vi lạm dụng với nạn nhân là đàn ông.
"Trước những kỳ thị xung quanh hình tưဣợng 'đàn ông yếu đuối' trong các mối quan hệ lạm dụng này, các chuyên gia sức khỏe tâm thần cảnh báo không nên coi nhẹ nhu cầu điều trị của nam giới đã trải qua bạo lực", tiến sĩ tâm lý Anh Anna Randl﷽e cho biết.
Theo khảo sát đăng tải trên Psychology of Men & Masculinity, tỷ lệ rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) ở nam giới ꦏ(do bạo lực gia đình) cao tương đương phụ nữ🦋.
PTSD là những hồi tưởng mang tính thâm nhập, tái hiện sự kiện sang chấn quá mạnh trong quá khứ. Sự hồi tưởng này kéo dài hơn một tháng, bắt đầu trong vòng 6 tháng sau sự kiện. Triệu chứng bao gồm né tránh các kích thích liên quan đến sự kiện sang chấn, gặp ác mộng và ám ảnh. Nói chung, các sự kiện có thể dẫn đến PTSD thường gọi lên cảm giác sợ hãi, bất lực hoౠặc ghê rợn.
Nam gಞiới bị PTSD nhiều khả năng cảm thấy tức giận, khó kiểm soát cơn giận hơn phụ nữ. Tình trạng này lâu dần làm suy giảm cả sức khỏe thể chất.
Trong nghiên cứu do tiến sĩ Denise Hines, Đại học Clark đứng đầu, các chuyên gia đã xem xét tình trạng ꧟tâm lý của 302 người đàn ông từng bị vợ,🔥 bạn gái bạo hành (về cả thể chất lẫn tinh thần). Họ gọi đây là "chủ nghĩa khủng bố thân mật", đặc trưng bởi các hành vi bạo lực hoặc kiểm soát.
Các chuyên gia chỉ ra rằng đàn ông gặp tình trạng này có tỷ lệ phát triển PTSD cao hơn nhiều so với nhóm đối chứng. Nghiên cứu cũng cho thấy൲ đàn ông từng bị bạo hành về thể chất và tâm lý có xu hướng lạm dụng rượu bia, chất kích thích cao hơn. Nạn nhân có cảm giác bồn chồn trong các hoạt động thường ngày, không thể hoàn thành🧔 công việc do mệt mỏi.
Sống 🦩chung với bạn đời hoặc người yêu thường xuyên thay đổi tâm trạng có thể ảnh hưởng đến tinh thần. Thực tế, lời nói có thể khiến nạn nhân mất tự tin, làm họ nghi ngờ về bản thâꦆn, tác động sâu rộng sau này.
Thục Linh (Theo DW, APA)