Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Khác với các phiên bản dự thảo trước đây, Bộ Xây dựng nêu nhiều phương án, tại dự thảo luật này, Chính phủ đưa ra một phương án duy nhất: sở hữu nhà chung cư cần có thời hạn.
Giải thích của Chính phủ là luật hiện hành không quy định về chấm dứt quyền sở hữu nhà chung cư, nên các chủ sở hữu đều cho rằng quyền sở hữu là vĩnh viễn. Do đó, họ không di dời, gây khó khăn cho cải tạo, xây mới khi nhà chung cư hết niên hạn sử dụng, không đảm bảo an toàn.
"Cần thiết phải bổ sung quy định thời hạn sử dụng nhà chung cư, cũng như việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu nhà chung cư", tờ trình Chính phủ nêu.
Bài viết nhận được nhiều quan tâm, bình luận của độc giả. Độc giả có nickname quangdp nói: "Tôi mua nhà đất nền, nhưng sau 10 năm phải sửa chữa lớn một lần và sau khoảng 2🔯5 năm phải đập đi xây mới. Dù không tốn tiền đất nhưng tiền xây sửa lại cũng khá lớn.
Cho🥂 nên chung cư cũng chỉ có niên hạn nhất định thôi, không chỉ vì 1% không chấp nhận xây mới hay di dời mà ảnh hưởng tời 99% đồng thuận. Vấn đề là giá cả và hành lang pháp lý sao để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng và chủ đất chung cư".
Nắm bắt tâm lý nhiều người mua chung cư và sở hữu vĩnh viễn như là phần thừa kế cho con cái, độc giả Dinh Luan nêu 5 lý do ủng hộ nhà chung cư cần có thời hạn và đặt vấn đề: Ai muốn thừa kế một căn hộ chung cư cũ nát, nguy hiểm?
💧"1. Dự luật đã đề ra hết niên hạn nhà nhưng vẫn có quyền sử dụng đất lâu dài.
2. Niên hạn 50 năm hay 70 năm sẽ phụ 🉐thuộc vào chất lượng xây dựng, và chất lượng cao thì 🅷mua giá cao và ngược lại
3. Sau khi hết niên hạn vẫn được thẩm định lại xem cải tạo hay xâ🐻y mới, khi đó bù thêm tiền giống như xây, sửa nhà đất thôi, như nhau cả.
4. Con các vị cũng không muốn n💎hận lại một căn hộ cũ nátꦅ, nguy hiểm để ở đâu. Các vị vẫn nhượng lại phần giá trị tương ứng với quyền sử dụng đất chung cho con các vị.
5. Đô thị sẽ sạch đẹp hơn vì không còn toàܫ nhà cũ nát, nguy hiểm".
Độc giả có nickname TOm TOm cho rằng nếu không quy định thời hạn sở hữu thì không thể xử lý dứt điểm được tình trạng chung cư xuống cấp:
"Đất và tài sản hình thành trên đất là hai thứ ꦏkhác nhau, chung cư nên chỉ xem xét là tài sản hình thành trên đất và nó là thứ tài sản "có hạn sử dụng". Khi hết hạn thì "bắt buộc" phải di dời để xử lý.
Có hai hướng giải quyết:
1. Nếu coi mảnh đất là sở hữu chung của toàn bộ cưꦅ dân 🌞sở hữu các căn hộ tại thời điểm hết niên hạn thì buộc toàn bộ cư dân phải tự tháo dỡ và thu xếp xây dựng lại.
2. Nếu coi mảnh đất là sở hữu nhà nước, giao cho doanh nghiệp để xây dựng chung cư thì khi hết hạn, mảnh🧸 đất phải được trao trả lại cho nhà nước. Khi này thì người dân chỉ phải bỏ tiền ra mua tài sản hình thành trên đất, chắc chắn giá sẽ thấp 🎃hơn nhiều so với bây giờ".
Độc giả có nickname chungnhantcvn nói:
"Nhà chung cư về bản chất cũng chỉ m🌞ột dạng nhà đi thuê, khác nhau là thời hạn dài và có quyền mua đi bán lại. Vì thế, việc quy định quyền sở hữu có thời hạꦦn chung cư là việc làm đúng đắn, khi đó thị trường nhà chung cư sẽ định hình lại, việc mua căn hộ chung cư cũng dễ dàng hơn...
Khi xác định thời hạn, người dân mua những căn hộ còn hạn 20, 30 năm sẽ rẻ hơn rất nhiều so với🎃 căn mới, và họ cũng chỉ có nhu cầu ở chừng ấy năm khi gắ🧸n bó với công việc ở thành phố"
Độc giả có nickname Meo meo cho rằng nếu muốn để chung cư có thời hạn cần làm rõ các điểm sau:
1. Chung cư xây từ giai đoạ💞n nào thì có thời hạn, loại nào thì không có thời hạn? Chung cư hạng sang có quỹ bảo trì, phí d๊ịch vụ cao có cần thiết phải có thời hạn khỏi thay chỉ là nhóm chung cư giá rẻ? Chung cư giá cao sẵn nhưng hơn 10 năm vẫn sạch đẹp, không làm mất mỹ quan thành phố thì có cần đập đi xây lại không?
2. Nếu muốn có cơ chế xác định chung cư phải đập đi xây lại, phải có bộ chỉ số quy định điều 🍃kiện này. Ví dụ: số năm tuổi của chung cư, mức độ bền hiện tại của bê tông, cột... chứ ko thể ngồi các định cảm tính là chung cư nào cần xây lại, chung cư nào không.
3. Cần có mức quy định trần giả sử sau x năm phải xây lại thì chị phí xây dựng bằng bao nhiêu phần trăm giá trị hiện tại của ngôi nhà? Ví dụ giá xây chung cư giờ là 10 triệu đồng một m♏2, vậy trong x năm tới giá xây dựng có thể lên tối đa là bao nhiêu?
4. 💯Giấy phépꦏ xây dựng đến thời điểm đó mặc định phải có chứ không thể lại mất thời gian, chi phí đi xin.
5. Ai sẽ là người xây dựng lại? Nếu chủ đầu tư hiện tại phá sản hoặc 🧔không làm nữa thì ai sẽ làm?
6. Thời gian xây lại tối đa là bao lâu?
7. Trong quá trình xây lại thì người dân ở đâu? Chi𒀰 phí thuê nhà ai chịu?
Hữu Nghị tổng hợp
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.