"Cách đây khoảng 5 năm, trên chuyến xe đò từ Bà Rịa - Vũng Tàu về Sài Gòn, tôi có dịp ngồi kế bên một bạn người Đức đang làm việc ở Biên Hòa. Bạn hỏi một câu mà tôi thực sự không biết phải trả lời thế nào: 'Tại sao ở Việt Nam, ai cũng dùng iPhone vậy?'. Tôi nhìn sang, 🔴thấy bạn đa꧟ng dùng chiếc điện thoại của một hãng gì đó nghe khá lạ.
Bản thân 🧸tôi hiện tại vẫn đang dùng chiếc iPhone X cũ được đồng nghiệp tặng lại do không dùng tới. Cơ bản là dùng điện thoại nào thì quen loại đó, còn việc lên đời bản mới nhất thì do tôi không thuộc nhóm FOMO nên không có nhu cầu".
Đó là chia sẻ của độc giả Tịnh Tâm xung quanh câu chuyện thói quen tiêu dùng của người Việt sau bài viết "Tôi dùng iPhone 13, có nhà, xe đầy đủ". Lên đời điện thoại mỗi năm dù g💧iá lên tới vài chục triệu đồng là chuyện không quá xa lạ ở Việt Nam. Nhiều người sẵn s💯àng bỏ ra một số tiền lớn để mua điện thoại mới để bắt kịp xu thế công nghệ dù chưa thật cần thiết với nhu cầu sử dụng của bản thân.
Cho rằng xu hướng tiêu dùng trên là lãng phí, bạn đọc Hongnhung nhận định: "Tôi có chức vụ cao, có nhà, có đất, có ôtô, nhưng đến giờ vẫn đang dùng iPhone 11. Tôi thấy nó vẫn tốt và không có nhu cầu đổi điện thoại mới. Không nên lãng phí tiền bạc vào một thứ chỉ là công cụ. Với tôi, chiếc điện thoại đủ nghe gọi, lướt mạng, check mail, nhắn tin..💛. là được rồi.
Lúc mua chiếc điện thoại nàyܫ, giá chỉ có 11 triệu đồng mà tôi còn thấy tiếc tiền vì điện thoại cũ vẫn dùng tốt. Chồng thuyết phục, nói tôi giao tiếp nhiều, đổi iPhone cho sang một chút, nên tôi mới chịu mua. Một tháng, tôi có thể làm ra tiền đủ để mua hai, ba cái iPhone mới nhất bây giờ, nhưng chẳng bao giờ có ý định đó, vì quá lãng phí".
>> Những Gen Z 'lương 🐠côn𝐆g nhân nhưng phải dùng iPhone, đi SH'
Ủng hộ quan điểm trên, độc giả Mcvu Hoang nhấn mạnh: "SamSung hay iPhone, xét cho cùng cũng chỉ là đồ vật phục vụ con người trong cuộc sống mà thôi. Chín🐬h chúng ta đang mặc định cho nó l🎐à đẳng cấp, rồi cũng từ đó để mỗi cá nhân tự huyễn hoặc mình bằng hai chữ 'sành điệu' và thể hiện sự giàu có của bản thân qua vẻ bề ngoài. Để rồi, khi vẫn nợ nần chồng chất, ở nhà thuê, sự hão huyền, mơ tưởng và chiếc điện thoại đó trở thành gánh nặng.
Cá nhân tôi vẫn đang dùng chiếc điện thoại Androi cũ, nhưng cả gia đình sống ở chung cư cao cấp, đi xe BM🌳W (mua trả thẳng một lần chứ không cần trả góp), hàng năm đi du lịch đây đó từ châu Á đến châu Âu... không phải suy nghĩ. Và tôi chẳng thấy có vần đề gì với chiếc điện thoại lỗi thời của mình cả. Tài sản không nói lên giá trị con người và ngược lại".
Trong khi đó, với cái nhìn thoáng hơn về xu hướng chạy đua công nghệ của nhiều bạn trẻ ngày nay, bạn đọc Hổ Giấy phản biện: "Mỗi người có một quan điểm khác nhau về cách chi tiêu cho các nhu cầu cá nhân. Có bạn trẻ tích góp từng đồng để mua nhà, có bạn lại thích tiêu xài thoải mái cho bản t𓃲hân ở hiện tại dù vẫn ở nhà thuê, và cũng có bạn sẵn sàng trả góp để mua chiếc iPhone, xe SH... Đó là điều rất bình thường.
Cá nhân tôi từ trẻ đã không tiêu xài nhiều cho các vật dụng công nghệ, cũng chẳng đam mê xe đẹp, quần áo hàng hiệu. Tôi và vợ cùng quan điểm rằng luôn chỉ đam mê kiếm thật nꦇhiều tiền để mua nhà, đất. Mua xong tôi lại cho thuê hay bán, rồi mua cái khác to hơn. Tích tiểu thành đại nên giờ ch🅘úng tôi có tiền đủ sống và có nhà, đất, của cải để lại cho con sau này.
Ngoài ra, vì dư dả sống nên tôi có thể thoải mái giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà chẳng cần nghĩ nhiều, thoải mái đóng góp thiện nguyện ở cơ quan, địa phương. Tôi vẫn đi xe bình dân, xài điện thoại đời cổ, áo quần mua ở siêu thị hoặc đi may ở tiệm gần nhà, đi lại gần thì chạy xe 50cc... Tôi hài lòng với cuộc sống của mình và không nghĩ giá trị của một người được đánh giá qua cách thể hiện và tiêu xài của họ".
Đó cũng là suy nghĩ của độc giả Bình Luận: "Tôi vẫn đang dùng iPhone XS Max mua từ lúc mới ra mắt với giá hơn 31 😼triệu đồng. Đến giờ, điện thoại vẫn đang dùng tốt, pin ở mức 78% dùng vừa đủ một ngày. Tuy nhiên, sắp tới, có lẽ tôi vẫn sẽ nâng cấp lên chiếc iPhone 16 series mới ra mắt. Tính đều ra, tôi cũng chỉ phải bỏ ra trên dưới 5 triệu đồng một năm cho chiếc điện thoại, nên cũng chẳng có gì là lãng phí.
Nói chung, tùy mục đích sử dụng của mỗi người, mua làm việc hay mua làm màu đi nữa thì tiền tự kiếm tự tiêu chân chính, có gì mà phải ngại, miễn sao không ảnh hưởng tới cuộc sống là được rồi. Giờ ngồi nghe thiên hạ phán thì có mà hết ngày, hết buổi. Người này đi xe buýt nhưng thích sắm hàng hiệu, người kia đi ôtô tiền tỷ nhưng chỉ thích mặc áo phông 100.000 đồng, người khác lại có vài cuốn sổ đỏ nhưng chẳng bao giờ đi ăn hàng... Tóm lại, mỗi người một sở thích, không nên quy chụp người khác chỉ vì họ không sống khác mình".
iPhone 16 series sẽ được bán tại thị trường Việt Nam với mức giá cho phiên bản thấp nhất là 22,99 triệu đồng. Thống kê của iPhone Index 2024 cho thấy n꧂gười dùng Việt nằm trong top 5 thị trường cần nhiều ngày công nhất để mua iPhone 16 Pro dung lượng thấp nhất với giá 28,99 triệu đồng. Cụ thể, người dùng Việt cần trung bình 53,1 ngày làm việc để mua được iPhone 16 Pro.
- 'Bỏ 30 triệu đồng mua iPhone thay vì chăm chăm tiết kiệm'
- Tôi sống kiểu 'quê mùa' dù có nhà, xe hơi
- Tôi hy sinh để con cháu ba đời sống sướng
- Năm nào tôi cũng đi du lịch hưởng thụ dù gánh nợ
- Không dám đi du lịch cho đến khi mua được nhà
- Tư tưởng 'chết nghèo' của sếp khiến tôi sáng mắt