"Thông tin Hà Nội đứng top 10 thế giới về độ ô nhiễm không khí thực sự là rất đáng quan ngại. Từ hồi chuyển ra ngoại thành Hà Nội sinh sống, tôi📖 cảm thấy đây là một quyết định quá đúng đắn. Tuy chỗ tôi ở không cách xa hẳn trung tâm thành phố, nhưng ít nhất là chất lượng không khí tốt hơn nhiều so với nhà cũ trong trung tâm. Từ người già đến trẻ con trong gia đình tôi đều khỏe hẳn ra so với lúc còn ở trong nội đô và còn có nơi để vận động nâng cao sức khỏe. Tôi tin rằng, ở lâu rồi sẽ quen nên giờ chúng tôi cũng không có nhu cầu vào lại trung tâm nữa, 💧trừ khi có việc thật cần thiết".
Đó là chia sẻ của độc giả Minh Trí về câu chuyện xoay sở tìm cách trốn ô nhiễm không khí. Hà Nội được cho là thành phố ô nhiễm thứ 10 thế giới, chỉ số bụi PM2.5 liên tục ở mức kém. Ước tính hơn 40% dân số thành phố đang p🉐hơi nhiễm với nồng độ bụi mịn PM2.5 cao gấp đôi quy chuẩn quốc gia. Mua sắm các thiết bị lọc không khí hoặc chuyển nhà ra ngoại thành đang được xem là những biện pháp được nhiều gia đình ở thủ đô thực hiện để chống lại sự uy hiếp của tình trạng ô nhiễm.
Cùng chung suy nghĩ, bạn đọc Thắng Dương nói về quyết định của mình: "Chuyển nhà ra vùng ven sống 17 năm trước là một q✱uyết định đúng đắn nhất của cả đại gia đình tôi. Tuy việc đi lại có phải xa hơn khoảng 10 km nhưng bù lại, sức khỏe của các thành viên trong gia đình tôi đã𓄧 tốt hơn. Chưa kể, đường sá ngày càng được nâng cấp, giao thông thuận tiện nên việc đi lại của chúng tôi cũng thoải mái hơn nhiều chứ không khó khăn như trước".
>> Nguyên nhân bụi mịn ở Hà Nội vượt xa quy chuẩn
Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện để chuyển nhà ra khỏi trung tâm, độc giả Linhthianh bình luận: "Người ta vẫn nghêu ngao câu hát "cùng lắm thì mình về quê nuôi cá và trồng thêm rau". Nhưng thực tế mấy người làm được như vậy? Hay phần đông vẫn phải cố bám trụ lấy đất thủ đô vì công cuộc mưu sinh? Thế nên, quan trọng nhất vẫn phải là kêu gọi mọi người cùng nhau bảo vệ ngôi nhà chung ch🔯ật chội này. Hãy bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất như có ý thức bảo vệ môi trường, tránh xả thải, chuyển dần sang các nguồn năng lượng sạch, di chuyển bằng xe điện...".
Nói về nỗi lo lắng của những người không dám chuyển nhà ra ngoại thành, bạn đọc Nguyễn Duy Thoan chia sẻ: "Quyết định bán nhà ở trung tâm Hà Nội để chuyển sang căn hộ ở ngoại thành được nhiều người nói đến nhưng tôi sợ mình sẽ phải tiếc ngẩn ngơ sau này. Bạn có thể chuyển ra ngoại thành sống bất cứ lúc nào, nhưng để quay𓆏 lại t𒊎rung tâm Hà Nội sẽ là một điều cực kỳ khó vì giá nhà lúc đó đã tăng gấp vài lần".
"Cuộc sống ở đâu thì nhà cửa ở đó, chứ bảo chuyển nhà vì ô nhiễm không khí có lẽ chỉ có người đã về hưu mới dám làm. Chứ nếu còn phải kiếm tiền trong nội thành thì mua nhà ở ngoại ô có khác gì đâu, vẫn phải ra vào trung tâm mà? Chung quy, tôi thấy, nếu không chuyển toàn bộ trường đại học ra ngoại thành để dần giãn 💃dân thì sẽ chẳng bao giờ cải thiện được chất lượng không khí, tắc đường, giá bất động sản Hà Nội tăng phi mã...
Giải pháp tốt nhất là phải hạn chế nguồn vào nhập cư chứ không thể đợi người ở trong chuyển ra được, vì số đó rất ít. Ai cũng muốn lên các thành phố lớn để sinh sống, ổn định rồi muốn đón cả đại gia đình lên theo. Để rồi tất cả lại ở hết trong cái nhà trọ 15-20 m2, lại chê thành phố chật chội, đông đúc, khói bụi, ô nhiễm... Nhưng cuối cùng cũng chẳng ai chuyển đi", độc giả Bình Luận kết lại.
- Phương tiện nào gây ô nhiễm nhất Hồ Gươm?
- 'Đẩy nhanh cấm xe khi Hà Nội báo động đỏ ô nhiễm bụi mịn'
- Người Việt ì ạch chống ô nhiễm không khí
- 'Đào đường, sửa vỉa hè ồ ạt cũng gây ô nhiễm không khí Hà Nội'
- Ô nhiễm không khí - không ai vô can
- Ám ảnh 'mùa nồm'