💝Côn Đảo đẩy mạnh du lịch bền vững, phát động các chiến dịch thu gom rác thải và đưa quy định về việc sử dụng đồ nhựa một lần đối với người dân, du khách.
Côn Đảo đẩy mạnh du lịch bền vững, phát động các chiến dịch thu gom rác thải và đưa quy định về việc sử dụng đồ nhựa một lꦚần đối với người dân, du khách.
Đầu tháng 10, gia đình anh Võ Quang Minh (Hà Nội) đáp chuyến bay đến Côn Đảo. Tranh thủ mùa rùa biển đẻ trứng, anh cho con trải nghiệm d🅠u lịch sinh thái, thăm nghĩa trang Hàng Dương cùng các di tích lịch sử.
7h hôm sau, cano đón gia đình Quang Minh và đoàn khách từ thị trấn trung tâm sang Hòn Bảy Cạnh - nơi chiếm khoảng 80% số lượng rù✤a biển đẻ trứng ở huyện đảo. Tất cả du khách được khuyến cáo không săn bắt, nhặt hái, không câu, bắn cá, không mang theo túi xách, đồ nhựa sử dụng một lần.
Sau 20 phút di chuyಞển, đoàn được dẫn tham quan hồ ấp trứng, nghe giới thiệu về rùa biển và công tác bảo tồn, sau đó🔜 tới bãi cát lớn, nhận giỏ đựng rùa con từ lực lượng kiểm lâm và tiến hành thả theo hướng dẫn.
“Đưa đàn rùa con vừa n💯ở ra khỏi vỏ, lao về phía đại dương, tìm kiếm sự sống là một trải nghiệm rất khác. Không đơn thuần du lịch, chuyến đi♛ này giúp gia đình tôi, đặc biệt con trai nhỏ cảm nhận rõ hơn trách nhiệm với thiên nhiên", anh Minh nói.
Gia đình anh Minh nằm tro♑ng số gần 100 lượt khách đến trải nghiệm hoạt động này trên Côn Đảo hôm đó. Chị Thanh Mùi - nhân viên khu bảo tồn cho biết, so với những loại hình du lịch khác, lượng khách không nhiều. Trung bình, các tour chỉ đón 🐠từ 10 đến 30 khách mỗi lượt.
ꩵ“Chúng tôi🅷 hạn chế số lượng để giữ được sự yên tĩnh cần thiết cho quá trình rùa di chuyển ra biển, không gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên”, chị Mùi cho hay.
Để đưa được những chú rùa con trở về với đại dương, nhiều năm qua, ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo cùng với lực lượng kiểm lâm đã sử dụng nhiều phương thức để chăm sóc, bảo tồn các c🦩á thể rùa.
Ông Nguyễn Khắc Pho - Giám đốc VQG cho biết, công tác bảo tồn rùa biển được triển khai từ thập niên 90, nhưng cách làm 🌼còn sơ khai. Sau những năm 2000, phương pháp được cải tiến như đặt camera an ninh ở những khu vực rùa đẻ, sử dụng thẻ nhựa bền, nhẹ hơn, giảm thiểu nguy cơ làm rùa bị thương, gắn thiết bị định vị vệ tinh (GPS)...
Nhờ vậy, từ hơn 15.000 con được thả về biển năm 1993, đến 2022, con số này tăng lên hơn 200.000. Chín tháng đầu năm nay, ban quản lý vườn ghi nhận hơn 100.000 trứng, 1.039 tổ đẻ thành công, gần 40.🐠000 con đượ🌳c thả về biển. Chương trình bảo tồn rùa và VQG Côn Đảo mỗi năm đón khoảng 40.000 lượt khách, chiếm khoảng gần 10% lượng du khách đến Côn Đảo.
Cách TP Vũng Tàu 97 hải lý và cách🅠 sông Hậu 45 hải lý, Côn Đảo là nơi duy nhất trên cả nước có rừng, biển nguyên sinh được bảo vệ nghiêm ngặt, được công nhận vườn di sản ASEAN. Đây là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế - khu Ramsar biển đầu tiên của Việt Nam. Côn Đảo được tạo thành bởi 16 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo chính tập trung cơ quan hành chính, cư dân và toàn bộ hệ thống hạ tầng phục vụ đời sống nhân dân và khách du lịch.
Theo thống kê của địa phương, năm 2023, huyện Côn Đảo đã đón và phục vụ 586.000 lượt khách du lịch, tăng hơn 11% so với cùng kỳ, trong đó có 17.000 lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu đạt 2.088 tỷ đồng. Bước sang 2024, riêng tronꦇg chín tháng đầu năm tổng khách đến huyện đảo là 55💯6.125 lượt. Tổng doanh thu đạt 2.083,157 tỷ đồng. Ngành du lịch chiếm tỷ trọng trên 90% trong cơ cấu kinh tế.
Ông Đặng Minh Thông, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết những năm qua, huyện đảo này đang đối mặt với nhiều thách thức từ tốc độ phát triển du lịch, gây á🥃p lực lên hạ tầng xử lý rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa. Cùng với đó, tác động của biến đổi khí hậu đã làm suy giảm chất lượng môi trường và đe dọa hệ sinh thái đặc hữu của hòn đảo. Để bảo vệ thiên nhiên nơi đây, ngoài bảo tồn rùa và đa dạng sinh học ở vườn quốc gia suốt 30 năm qua, từ cuối năm 2022, huyện đảo xây dựng đề đề án phát triển kinh tế xã hội bền vững, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến 2030.
Kế hoạch đặt mục tiêu đến năm 20ꩵ25, toàn huyện có 85% chất thải nhựa phát sinh được tái sử dụng, tái chế, xử lý; giảm sử dụng túi nilon khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần, tăng 🤡tỷ lệ chương trình trồng, phục hồi rạn san hô và các hệ sinh thái khác…
Để thực hiện mục tiêu, từ năm 2023, các di tích do UBND huyện quản lý gồm: Miếu Cậu, Mộ 75 chiến sĩ - Khu dân cư số 1; Miếu Thổ Địa - Khu dân cư số 2; An Sơn Miếu - Khu dân cư số 3; Chùa Núi Một - Khu dân cư số 3; Miếu Ngũ Hành - Khu dân ꧑cư số 10 hạn chế hoạt động cúng đốt hàng mã.
Ảnh: Ngọc Thành
Trung tâm Bảo tồn di tích quốc gia Côn Đảo triển khai Ngày thứ bảy Giỏ lễ xanh, hướng dẫ🔯n khách thăm viếng nghĩ🃏a trang Hàng Dương soạn giỏ lễ thân thiện môi trường, không hàng mã, không mút xốp, không túi ni lông, không chai nhựa dùng một lần, kích thước cao-dài-rộng không quá 50cm.
Tham quan gần như toàn bộ những địa điểm du lịch nổi tiếng của huyện đảo, gia đình anh Võ Quang Minh nói ấn tượng bởi cách làm của địa ღphương. “Chúng tôi được các đơn vị lưu trú, dịch vụ du lịch, lữ hành nhắc nhở liên tục về việc giảm thải nhựa, không dùng đồ nhựaไ một lần. Banner, biển bảng hướng dẫn thực hiện giảm rác thải nhựa, du lịch xanh đặt khắp nơi khiến điều này in vào tâm trí và có ý thức giữ gìn môi trường hơn”, anh Minh nói.
Theo thống kê của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, tính đến tháng 10 năm 2024, tại nghĩa trang Hàng Dương đã giảm trên 80% rác thải nhựa và túi nilon phát sinh. Chương trình cũng giúp giảm l📖ượng rác thải vô cơ từ 3,38 m3 một ngày xuống còn 0,52 m3 mỗi ngày, giảm 85% so với ngày thường.
Bên cạnh đó, hình nhà xanh do Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện thực hiện đã thu được 2.000 kg nhựa và 700 kg vỏ lon trong 9 tháng đầu năm. Gây quỹ🌠 hơn 14,5 triệu đồng. 100% cơ sở lưu trú ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa.
Đầu tháng 11 năm ngoái, địa phương cũng đề nghị các hãng vận tải chung tay thực hiện đề án kinh tế tuần hoàn, phục vụ phát triểnꦇ kinh tế-xã hội bền vững.
Hiện nay, để đến Côn Đảo, du khách có hai lựa chọn: đường biển hoặc đường hàng không. Trong đó, đường hàng hàng không với ưu thế tiết kiệm thời gian, được nhiều khách lựa chọn. Là hãng bay duy nhất khai thác chuyến đến và đi từ Côn Đảo, hiện 💝Vietnam Airlines tiếp đón gần 500.000 lượt khách mỗi năm. Hãng bay này cũng chọn Côn Đảo là địa phương đầu tiên để triển khai dự án “Đường bay bền vững”.
Từ giữa tháng 3, Vietnam Airlines tăng cường tần suất bay đến huyện đảo, đồng thời thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường như thu gom rác thải nhựa, túi ni lông trên chuyến bay để xử lý tại đất liền. Hãng cũng phát 🧔đi thông điệp kêu gọi hành khách hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần trong thời gian lưu trú trên đảo, góp phần gìn giữ vẻಞ đẹp hoang sơ.
Cuối tháng 9, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam phát động chiến dịch "Bay nhẹ tới Côn Đảo". Chư✤ơng trình khuyến khích hành khách giảm thiểu trọng lượng hành lý, hạn chế rác thải nhựa ra môi trường. Hãng đặt mục tiêu giảm phát thải CO2, tăng thu gom, xử lý và tái chế các loại chất thải, góp phần cùng huyện đảo giảm 85% rác thải nhựa phát sinh vào năm 2025.
Theo đó, Vietnam Airlines sẽ cùng địa phương thu gom rác thải. Các loại rác đưꦅợc đưa về đất liền, xử lý theo quy trình tái chế thành các sản phẩm như chậu cây, bàn ghế, tặng lại khu du꧑ lịch, khu vui chơi công cộng. Đơn vị này cũng lên kế hoạch trồng thêm cây, trang trí các con đường, nhằm làm đẹp và nâng cao chất lượng môi trường sống.
Đồng thời, hãng bay phối hợp với Lagom, mang các dàn máy tái chế đến ba trường tiểu học và trung học cơ sở, làm giáo cụ trực quan để giáo dục học sinh ý thức phân loại rác, bảo vệ môi trường. Hàng tháng, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam cùng địa phương tổ chức "Ngày hội Côn Đảo xanh", mục tiêu tuyên truyền và thực hiện thu gom, phân🥃 loại, tái chế rác thải, thúc đẩy lối sống xanh trong cộng đồng dân cư.
Tính từ ngày 23/9 đến 30/9, Vietnam Airlines đã phối hợp cùng Huyện đoàn thu gom hơn 820 kg rác thải nhựa các loại. Trong đó, hơn 420 kg rác thải nhựa có thể tái chế và lon nhôm đã được phân loại và đưa về ♓đất liền để tái chế theo đúng quy trình.
Sau đó, từ 8/10 đ🐎ến 12/10, hãng bay tiếp tục cùng Lagom tổ chức workshop về tái chế rác thải nhựa tại các trường học trên huyện đảo, có sự tham gia của hơn 2.000 học sinh và thầy cô. Sự kiện đã thu gom và đưa về đất liền 470kg rác tái chế các loại.
Dự kiến, ngày hội tiếp tục tổ chức vào các ngày 30/11 và 30/12 hướng đế♔n mục tiêu thu gom 1.500-2.000 kg rác thải.
Theo ông Đinh Văn Tuấn, Phó tổng gi😼ám đốc Vietnam Airlines, đây là bước đi hướng tới phát tr🔜iển hàng không - du lịch bền vững và chuyển dịch kinh tế theo hướng tuần hoàn. “Chúng tôi kỳ vọng Côn Đảo sẽ là mô hình tiêu biểu, kiểu mẫu cho các mô hình về phát triển bền vững về sau", ông Tuấn chia sẻ.
Nội dung: Thanh Lan - Nguyễn Huyền
Thiết kế: Hằng Trịnh - Quốc Tuấn