Trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tích cực thảo luận với các quan chức Bắc Kinh về những thông điệp, chính sách và ưu tiên sẽ định hình tương lai quan hệ Mỹ - Trung. Thế nhưng kênh liên lạc này không phải do Bộ Ngoại giao Mỹ đảm nhiệm như thường lệ, mà thông qua Jared Kushner, chàng rể kiêm cố vấn cấp cao của Trump, theo Washington Post.
Theo tờ Sunday New York Times, ﷺchàng rể ít kinh nghiệm chính trị của Trump đã nhiều lần làm việc với Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải để lên kế hoạch cho cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo tại biệt thự Mar-a-Lago, Florida vào cuối tuần này.
Kênh liên lạc cấp cao của Kushner với Trung Quốc được thiếp lập ngay sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ với sự xúc tiến của cựu ngoại trưởng Henry Kissinger. Trong một loạt cuộc gặp sau đó với các quan chức cấp cao Trung Quốc, Kushner cùng một số trợ lý của Tr✅ump đã lên chương trình cho cuộc gặp thượ༺ng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo ngay trước khi quy trình ngoại giao chính thức được khởi động.
Các quan chức Nhà Trắng cho hay mục tiêu của Kushner khi thiết lập kênh liên lạc này là nhằm mở rộng và cải thiện quan hệ với Trung Quốc bất chấp nhiều thử thách nghiêm trọng. Tuy nhiên, mục tiêu này lại đi ngược lại quan điểm của nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng, những người muốn đối đầu với Bắc Kinh trên nhiều vấn đề, khi Trump từng hứa hẹn sẽ cứng rắn với Trung Quốc trong chiến dịcওh tranh cử.
Washington Post cho biết Kissinger gặp Kushner và cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn cùng tổng thống đắc cử Trump tại Tháp Trump hồi giữa tháng 11 năm ngoái. Tại cuộc gặp, Trump đã yêu cầu Kissinger tới Bắc Kinh, c♔huyển thông điệp miệng tới ông Tập rằng mọi thứ liên quan đến hợp tác song phương đều có thể đàm phán. Kissinger gặp ông Tập hôm 2/12 và chuyển lời ꦗcủa nhà lãnh đạo Trung Quốc tới Trump, trong đó thể hiện mong muốn của Bắc Kinh tổ chức cuộc gặp sớm giữa hai nguyên thủ.
Cùng ngày hôm đó, Trump nhận điện thoại chúc mừng của nhà lãnh đạo Thái Anh Văn và tuyên bố có thể xem xét lại chính sách Một Trung Quốc, khiến Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản ứng quy♕ết liệt. Biến cố này làm dấy lên căng thẳng ngoại giao giữa hai cường quốc, với nhiều lời chỉ trích được phía Trung Quốc đưa ra.
Giữa sóng gió như vậy, kênh liên lạc riêng giữa Kushner và Trung Quốc vẫn được duy trì. Kushner được cho là đã𝓀 đứng ra làm đầu mối cho cuộc điện đàm nhằm hạ nhiệt căng thẳng giữa ông Tập và ông Trump hồi đầu tháng 2. Thông qua hoạt động này, quan hệ giữa Kushner và Đại sứ Thôi càng thêm gần gũi.
Theo NYTimes, chính phủ Trung Quốc muốn thông qua Kush🌜n♐er để gây tác động tới Trump hơn là làm việc qua kênh của Bộ Ngoại giao Mỹ, bởi họ cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc với "con một nhà lãnh đạo". Không chỉ là con rể của Trump, Kushner còn là một người có ảnh hưởng rất lớn tại Nhà Trắng.
Gây tranh cãi
Kushner tới Tháp Trump tháng 11/2016
Kissinger gặ๊p Kushner và các trợ lý của Trump hôm 6/12, hối thúc họ gặp ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì. Ông Dương và Đại sứ Thôi hai lần tới Tháp Trump để gặp các quan chức cấp cao trong chính quyền Trump vào ngày 9 và 10/12, tất cả đều diễn rꦜa trong văn phòng của Kushner.
Trong các cuộc gặp này, ông Dương Khiết Trì đưa ra một loạt yêu cầu từ phía Trung Quốc, chẳng hạn như mong muốn Mỹ áp dụng khái niệm "mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới" để tránh xung đột, tập trung vào hợp tác. Bắc Kinh cũng muốn Trump ủng hộ sáng kiến "Một vành đai, Một con đường" của ông Tậ🤪p, đồng thời không can thiệp vào những vấn đề được coi là "lợi ích cốt lõi", chẳng hạn như Đài Loan, Tây Tạng… Đổi lại, các quan chức Trung Quốc ngỏ ý với Kushner rằng họ sẵn sàng đưa ra các khoản đầu tư chưa cụ thể để thúc đẩy chương trình tạo công ăn việc làm cho người Mỹ của Trump.
Sau các cuộc gặp, Kushner thường xuyên liên lạc với Đại sứ Thôi và lãnh đạo Bắc Kinh cũng dựa chủಌ yếu vào kênh liên lạc này để trao đổi các vấn đề quan trọng với chính quyền Trump, trong đó có việc sắ🃏p xếp cuộc gặp thượng đỉnh Trump – Tập. Ông Thôi được cho là đã đưa cho Kushner bản tuyên bố chung của hai chính phủ sau bữa tối ngoại giao hôm thứ năm tuần trước.
Tuy nhiên, việc chính quyền Trump dựa vào kênh liên lạc của Kushner để thảo luận những vấn đề quan trọng vớ𒅌i Trung Quốc đã làm dấy lên làn sóng tranh cãi trong ꦗdư luận Mỹ về xung đột lợi ích cũng như nguy cơ Washington nhún nhường thái quá trước Bắc Kinh.
Dư luận Mỹ mới đây thể hiện phản ứng gay gắt trước thông tin Kushner từng gặp lãnh đạo Tập đoàn Bảo hiểm Anbang của Trung Quốc trong khi 💞công ty của gia đình Trump đang theo đuổi một khoản đầu tư bất động sản từ tập đoàn này. Những lời chỉ trích dữ dội đã khiến các cuộc đàm phán giữa công ty của Kushner với Anbang phải chấm dứt hồi tuần trước.
Các quan chức Nhà Trắng cũng lo ngại rằng Kushne🉐r đang quá nóng vội trong việc hâm nóng quan hệ với Trung Quốc. Con rể Trump đã liên minh với nhiều quan chức cấp cao như cố vấn kinh tế Gary Cohn và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin để thực hiện mục tiêu này, trong khi nhiều quan chức khác lại muốn Mỹ theo đuổi lập trường🦹 cứng rắn hơn, quyết liệt hơn với Trung Quốc.
Dù một số người cho rằng Kushner xử lý vấn đề Trung Quốc dưới con mắt của một doanh nhân tìm giải pháp "đôi bên cùng có lợi" cho mọi vấn đề, nhiều chính trị gia Mỹ lo sợ Trump sẽ nhượng bộ đáng kể trước Bắc Kinh dưới sự thuyết phục của con rể và các trợ lý cấp cao, theo bình luận viên Olivia Beavers của The Hill.
Giới quan sát cho rằng mức độ "lay động" của Trump sẽ được thể hiện rất rõ trong những lời lẽ được Nhà Trắng đưa ra sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo về những vấn đề cụ thể, chẳng hạn như Triều Tiên, Biển Đông hay thương mại. Tr💎ong giai đoạn tranh cử và sau khi mới nhậm chức, ông Trump đã tỏ ra rất cứng rắn với Trung Quốc về những vấn đề này.
"Nếu Trump chấp thuận mô hình quan hệ nước l🏅ớn kiểu mới của Trung Quốc cũng như sự mở rộng ảnh hưởng của nước này ở châu Á – Thái Bình Dương, đó không chỉ là dấu hiệu của một kỷ nguyên mới trong quan hệ hai nước, mà còn cho thấy Kushner là người quan trọng nhất trong quan hệ Mỹ - Trung", Beavers nhấn mạnh.
Trí Dũng