Marko Nikolic - người Serbia - tự lái xe máy tới địa điểm hẹn, như thể đã thông thuộc mọi đường đi nước bước ở Hà Nội. Trong cuộc trò chuyện liên quan tiểu thuyết Phố Nhà Thờܫ của anh vừa ra mắt, Marko sử dụng tiếng Việt thành thạo, thể hiện tư duy rành mạch, thái độ nghiêm túc với văn chương. Anh nói vui vì được nhiều người nhắn tin khen nội dung cuốn sách hay, chân thực chứ không chỉ khen vì người Tây viết tiếng Việt.
- Trải nghiệm đọc sách của anh trước khi viết tiểu thuyết bằng tiếng Việt thế nào?
- Tôi đọc khoảng 50, 60 cuốn của các tác giả nổi tiếng Việt Nam. Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng là cuốn sách ảnh hưởng rất nhiều tới cách viết của tôi trong Phố Nhà Thờ. Tôi thích tác phẩm vì tập trung vào tâm lý của nhân vật trong gia đình, nhận thức của họ rất thực tế. Cuốn thứ hai gây ấn tượng mạnh mẽ với tôi là Ngồi khóc trên cây♉ của Nguyễn Nhật Ánh. Chủ đề thời thơ ấu không phải điều tôi quan tâm nhưng tôi học được cách viết, văn phong. Tôi cũng đọc nhiều tác giả như Thạch Lam, Phương Mai hay Minh Nhật - người tôi đã gặp ngoài đời.
Về văn học nước ngoài, nền văn học đầu tiên tôi khám phá là Nga, đặc biệt ba tác giả Lev Tolstoy, Nikolai Gogol, Dostoyevsky. Văn học Pháp tôi thích Albert Camus, Michel Houellebecq còn văn học Anh là George Orwell. Khi đọc tôi quan tâm đến tính chất hiện thực của văn học, tôi phải cảm thấy mình giống nhân vật, cảm nhận được cảm xúc, tâm lý của nhân vật. Tôi không thích những tác phẩm kiểu Harry Potterꦗ mà thích văn học hiện thực, tâm lý. Văn chương phải thực tế.
- Anh lên kế hoạch viết tiểu thuyết tiếng Việt ra sao?
- Tôi không viết ngẫu hứng bao giờ mà luôn có kế hoạch. Tôi có khoảng 10 cuốn sổ viết từ vựng, cũng có vài cuốn nhật ký về quá trình suy nghĩ, phương pháp viết, kỹ thuật viết thế nào. Tôi phải rất tỉ mỉ, cẩn thận, kiên nhẫn với tiếng Việt. Trước khi viết chương nào đó, tôi chuẩn bị trước mấy tháng, nghĩ lại tất cả ý tưởng, từ vựng. Khi ngồi xuống viết, tất cả đã ở trong đầu và tôi biết chính xác mình sẽ viết cái gì. Viết tiểu thuyết giống xây dựng tòa nhà, kiến trúc sư phải nghiên cứu và vẽ ra mọi thứ nên khi xây rất đơn giản. Nếu không có kế hoạch, tác phẩm sẽ không có cấu trúc và ngôn ngữ tốt. Với Phố Nhà Thờ🅷, tôi mất một năm chuẩn bị, một năm viết. Có hai người bạn giúp tôi sửa ngôn ngữ và feedback (phản hồi) nội dung. Người yêu giúp tôi đọc bản thảo nhiều lần.
- Nicolas trong "Phố Nhà Thờ" tới Hà Nội chạy trốn quá khứ, để rồi thất bại do xung đột văn hóa và chính thái độ sống của anh ta. Vì sao anh xây dựng nhân vật như vậy?
๊ - Nhiều người hỏi tại sao Nicolas tính cách xấu như vậy, bởi tôi muốn gây ấn tượng mạnh mẽ với độc giả. Anh ta ban đầu khiến người đọc phẫn nộ nhưng sau đó trải qua quá trình thay đổi suy nghĩ. Thông điệp của tiểu thuyết tập trung vào nhận thức của nhân vật chính. Tôi luôn quan tâm tới tư duy của con người. Chương cuối có câu: "Trong mỗi người chúng ta có cái xấu mà chúng ta không nghĩ đến, cho đến khi một thảm họa xảy ra, chúng ta sẽ giật mình hỏi tại sao nhưng đã muộn rồi".
- Anh lấy chất liệu từ đâu?
𝔍 - Tôi dựa trên thực tế và phóng đại một số chi tiết. Anh ta là điển hình của trai Tây ở Việt Nam. Nhiều người đàn ông ở quê nhà bình thường nhưng sang Việt Nam đột ngột trở thành trai đẹp, được phụ nữ chú ý. Và tất nhiên họ cũng thích thú, lợi dụng để cư xử giống Nicolas trong truyện. Trong tác phẩm có một chương anh ta dự bữa tiệc nhốn nháo của người Tây ở Hà Nội, tôi viết theo cách châm biếm về một vấn đề gây tranh cãi nhưng có thật.
🐈 Tôi không viết tiểu thuyết chỉ trích người Tây mà muốn nói rằng chúng tôi cũng có người tốt, người xấu. Có một sự thật là người Việt thường sính ngoại, mê Tây vô căn cứ. Tôi chỉ ra để họ thấy và phải thay đổi tư duy, cách nhìn nhận về Tây.
- Anh và Nicolas giống, khác nhau thế nào?
𓆉 - Cũng có nhiều điểm tương đồng nhưng Nicolas là nhân vật hư cấu. Nhiều điều tôi khác Nicolas, ví dụ anh ta thích sống xa hoa, uống rượu vang, tiêu tiền ở nhà hàng sang trọng còn tôi không uống rượu, tiệc tùng. Nhân vật là chàng trai Pháp đẹp trai, hào hoa, thích lợi dụng phụ nữ, khác tác giả.
- Sách còn nói về xung đột văn hóa trong tình yêu. Anh trải nghiệm điều này ra sao để đưa vào tác phẩm?
🔥 - Người Tây sang Việt Nam thường cởi mở về tình yêu, thoải mái trong khi người Việt thường muốn nghiêm túc, lập gia đình. Điều đó phá huỷ rất nhiều mối quan hệ. Người Tây rất thận trọng trong chuyện kết hôn bởi họ cũng chưa biết có ở lại Việt Nam không, như nhân vật Nicolas trong truyện. Khi người Việt yêu Tây, thường lúc đầu mối quan hệ rất lãng mạn, hấp dẫn bởi những trải nghiệm mới lạ nhưng sau gặp khó khăn do khác biệt văn hóa.
🦩 Tôi hiện có người yêu Việt Nam, tình yêu ổn định, tôi không định yêu chơi bời nhưng chưa có kế hoạch kết hôn. Người yêu và tôi không có xung đột bởi tôi hiểu rõ văn hóa địa phương rồi, còn bạn gái tôi rất cởi mở.
- Cuộc sống của anh ở Việt Nam ra sao?
🏅 - Tôi sống ở Việt Nam được 5 năm, đã quen mọi thứ. Lúc đầu đến Việt Nam tôi thấy rất bỡ ngỡ, lạc lối, bối rối. Có một câu của nhà văn Dostoyevsky thế này: "Phẩm chất vĩ đại nhất của con người là khả năng thích nghi mọi thứ". Giờ tôi đã thích nghi, chấp nhận những gì mình thích và không thích. Có nhiều người nước ngoài sống ở Việt Nam và không muốn chấp nhận nhiều điều rồi chỉ trích. Trong cuốn sách tôi có nói, chỉ trích không có ích gì mà phải cố gắng phấn đấu để thay đổi xã hội.
🦄 Hiện tôi đi dạy tiếng Anh buổi tối và cuối tuần. Mỗi đêm tôi ngủ khoảng chín tiếng, tập thể dục ba, bốn buổi mỗi tuần, chơi game điện tử, không đi party, uống rượu, không xem tivi hay phí thời gian vào điện thoại. Tôi muốn sử dụng thời gian làm điều có ích để phát triển bản thân, bộ não như đọc sách và viết.
- Kế hoạch của anh thời gian tới?
- Tôi tiếp tục dạy tiếng Anh và giới thiệu cuốn sách tới độc giả. Tôi muốn giao lưu, tiếp xúc nhiều hơn. Tôi cũng thích tham gia hoạt động xã hội. Tôi đã liên hệ với James Kendall - ông Tây móc cống🦩 ở Hà Nội - và hiện tham gia nhóm Keep Hanoi Clean với mong muốn góp sức làm sạch môi trường.
🐈 Marko Nikolic sinh năm 1987 tại Serbia, là thạc sĩ tiếng Pháp ở Đại học Latvia và từng giảng dạy tại đây. Anh có thể sử dụng bốn ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nga, Việt. Marko dạy tiếng Anh ở Việt Nam từ năm 2014, hiện anh sống và làm việc tại Hà Nội.
Marko viết sách từ năm 14 tuổi và từng ra mắt hai cuốn sách tại châu Âu. Tiểu thuyết Phố Nhà Thờ là cuốn sách thứ ba, viết bằng tiếng Việt.
Trà My