Đó là vào tháng 11/2017, Nguyễn Xuân Khánh (ở Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) cắp theo đôi nạng đã gần như bị bỏ quên 8 năm, để leo tr🎉ọn vẹn đỉnh núi cao nhất Đông Dương, bởi anh biết mình không khỏe như người thường. Khoảnh khắc đó, ꦏanh không tưởng tượng nổi khi nằm liệt giường 18 năm trước🌱.
Năm 1998, chàng trai quê Quảng Ninh đỗ 3 trường đại học. Một ngày năm nhất, khi đang đá bóng, Khánh bỗng 🦩đau tức ngực. Chỉ trong một tháng, anh đã liệt cả người, bác sĩ chẩn đoán có u cột sống. Ca đại phẫu sau đó không khiến chân anh có cảm giác trở lại. Bầu trời như sụp đổ với chàng sinh viên.
Từ năm 2000, Khánh bị yếu tay và liệt chân, nằm bất động, không biết bao lần cùng cha mẹ đi viện chữa trị, châm cứu... Phần lớn thời gian, anh ôm đầu rên rỉ, nhớ cồn cào những trận bóng cùng bạn bè, những buổi sớm leo núi ngắm bình minh rồi chạy bộ xuống tắm biển. Có lúc, anh như phát cuồng vì nỗi bất lực không cử động được, phải đọc sách cho vơi bớt áp lực. Những khi không ngủ được vì đau, da lưng bị⛎ hoại tử, Khánh gõ nhẹ ngón tay ಞxuống nệm, tưởng tượng phím đàn, rồi nhẩm hát.
💧 Chữa Tây y không khỏi, bố mẹ Khánh tìm đến lá thuốc của các thầy lang cho con. Có những hôm, anh nôn mửa ༺từ sáng đến tối vì vị thuốc ở Tây Nguyên gửi ra.
Tuần 3🌊 lần, Khánh được bố mẹ chở đi vào nhà thầy lang ở trong rừng đắp thuốc. Anh vẫn nhớ cảnh "không khác gì chở lợn" khi chân mình bị buộc lên để không 🍃vướng vào bánh xe máy.
"Có lần đường đi toàn sỏi đá, tôi vă💦ng xuống đất, lưng như rụng rời nhưng không dám hé răng, sợ bố mẹ lo", Khánh kể.
Trong một năm, dần dần tay anh có cảm giác lại. "Mỗi lầ🌠n dùng tay chống người ngồi dậy, cảm giác như đang vác tạ vài trăm ký", Khánh kể. Đau nhưng anh kh🐽ấp khởi hy vọng.
Khi tayඣ đỡ được cơ thể dậy, Khánh bắt đầu vịn thanh ngang đi từng bước như đứa trẻ. Trong 2 năm, khắp cơ thể anh là những bộ nẹp để giữ thẳng xương, hệt như gông cùm, nặng gần 10 kg. Có hôm anh bị chuột rút, ngã không đứng dậy được, cũng không đủ sức kêu ai, đành nằm 2 tiếng chờ người tới.
Bỏ nẹp, Khánh bắt đầu dùng 2 nạng để di chuyển rồi tậ♈p bơi để cơ thể được linh hoạt hơn. Dần dần, anh cảm nhận được sự chuyển biến của từng khớp xương.
Một chiều tháng 6/2005, trời nắng đổ lửa, anh bước lò dò ra sân nhà không cần nạng, những giọt mồ hôi hòa vào nước 🧸mắt. Người mẹ vô tình bắt gặp khoảnh khắc đó, nhảy cẫng lên, "Ôi cầu thủ tài giỏi của mẹ đây rồi!". Hôm đó, cơn đau của Khánh vẫn còn, nhưng nụ cười tươi rói đã trở lại sau 5 năm.
"Chính nghị lực của Khánh l꧟à liều thuốc tinh thần đến cả nhà. Nó đau quanh năm, nhưng lúc nào cũng dỗ mẹ,🙈 hứa sẽ khỏe lại, rồi sinh cho mẹ một đứa cháu", bà Nguyễn Thị Luyến (65 tuổi), mẹ Khánh, kể lại.
Lương y Phạm Cao Sơn (🅷Hiệp hội Đông y Việt Nam), người từng điều trị cho Khánh, cho biết u chèn cột sống có xác suất chữa trị thành công không cao, nhiều người tử vong vì bệnh này. "Khánh bị liệt 8 tháng mà có thể trở lại được là kỳ tích, kể cả ở thời điểm hiện tại, do tinh thần cậu ấy rất tốt và chịu khó tập luyện", ông nói.
Năm 2006, Khánh trở lại giảng đường đại học khi đã 27 tuổi. Tay run run, anh "sinh viên già" đôi khi cảm thấy bức bối vì không thể cảm được nét viết. 4 năm sau, anh tốt♍ nghiệp đại học loại giỏi.
Ra trường, anh vào làm việc tại một công ty kim hoàn, kiêm phụ trách🌱 Ban Thanh niên của Hội người khuyết tật Hà Nội. Anh cũng hoàn thành🌸 ước mơ của mẹ là đưa gia đình ra khỏi vùng than. Năm 2014, anh tìm được người yêu, kém mình 13 tuổi.
Từ đó đến nay༒, Khánh không ngừng tập luyện để có thể thỏa ước mơ leo núi. Tổng cộng, anh đã 5 lần chinh phục các đỉnh núi cao Tây Bắc. 3 năm gần đây, ngày nào Khánh cũng chạy bộ ở những phòng tập thể hình và công viên gần nhà. Đôi chân anh hơi khập khiễng, chạy những bước ngắn nhưng nhịp nhàng, không lấn cấn.
Vừa qua sinh nhậ🎃t 40, Khánh đeo ba lô, lên đường đi du học Australia với học bổng toàn phần, chuyên ngành xuất nhập khẩu, chuẩn bị cho việc lập công ty riêng sau này. Ngồi trên ghế chờ ở sân bay, anh nắm chặt tay vợ dặn dò, còn Đinh Thùy Ninh (27 tuổi) theo thói quen nắn nắn cái chân cho chồng, nơi đó đã hết đau từ lâu.
Trọng Nghĩa