Mỗi ngày, sau giờ học, Anh Kiệt (ở quận 4) lại tranh thủ ghé quán cà phê của người bạn trên đường Ngô Thời Nhiệm (quận 3) để ngắm nghía, giới thiệu cho khách về bộ sưu tập bọ cánh cứng của mình đang trưng bày ở đây. Hơn 100 loài🦩 cánh cứng được xếp đều trong lồng kính treo trên tường, được chủ nhân mang ra quán từ ba tháng nay.
"Hiện tôi đang lưu trữ khoảng 200 tiêu bản các loài bọ cánh cứng ở V🐲iệt Nam và vài nước khác. Một nửa tôi cất ở nhà còn lại mang ra quá💜n để được chia sẻ với mọi người về đam mê của mình", chàng trai 21 tuổi nói
Với nam sinh viên năm cuối trường cao đ♏ẳng FPT Arena, những con bọ cánh cứng là cả một gia tài. Bảy năm trước, được một người bạn cho một con bọ, dù chỉ nhỏ bằng đốt ngón tay nhưng Kiệ🌠t thấy rất thích thú. Từ nhỏ anh đã ấn tượng về văn hoá sưu tập bọ cánh của Nhật Bản qua truyện tranh được ba mẹ mua cho.
"Càng tìm hiểu về thế giới loài bọ cánh cứng tôi thấy chúng rất phong phú về hình dáng, chủng loại mà đến mình chưa khám phá hết♔. Để theo đam mê này, tôi thường giao lưu với những bạn cùng sở thích, đọc nhiều tài liệu về côn trùng, học cách nuôi và làm tiêu bản bọ cánh cứng", Kiệt nói.
Con đầu tiên nam sinh sở hữu là loài bọ kẹp kìm (Prosopocoilus spineus), do một thành viên trong hội nhóm tặng. Sau đó bằng số tiền dành dụm từ thời cấp 3, Kiệt dần tìm mua hoặc tự nuôi bọ, mỗi tháng 2 - 3 con, tích luỹ vào bộ sưu tập của mình. Ngoài mua loạ☂i từ những người cùng sở thích về côn trùng, cậu còn nhờ người dân ở địa phương khác kiếm giúp. Nguyên tắc trong sưu tập của Kiệt là chỉ thu thập các mẫu đã chết để về làm tiêu bản.
Với những con bọ còn sống, bắt ngoài tự nhiên từ các vùng núi cao, rừng, công viên thì chàng trai 21 tuổi sẽ nuôi sinh sản. Khi nuôi bọ, người sưu tập phải h🧔iểu về đặc tính sinh học từng loài và trang bị tủ lạnh, chuồng nuôi, lồng ấp chuyên dụng. Mỗi con lại có đặc tính sống riêng, đòi hỏi người nuôi phải trang bị kiến thức, kinh nghiệm. Vòng đời của bọ sẽ kéo dài từ 6 tháng đến một năm. Khi loài côn trùng đi hết vòng đời, Kiệt mới lấy xác làm tiêu bản và thả con của chúng về tự nhiên.
"Hầu hết những người chơi loài cánh cứng đều tôn trọng nguyên tắc này để đảm bảo sự đa dạng sinh học và tránh định kiến giết côn trùng làm thú vui sưu tập", nam sinh nói. Từ năm 2021, do bận học và đi làm nên Kiệt tạm ngưng v👍iệc nuôi bọ mà nhờ bạn bè cùng🌼 hội nhóm phụ việc này.
Hơn 70% tiêu bản trongᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ bộ sưu tập của Kiệt là những loài trong nước, thu nhặt những xác bọ tìm được hoặc xin được từ người dân địa phương. Trong đó có có những phân loài đặc hữu tại Việt Nam như Dorcus Curviden Babai, Lucanus Kraatzi Giangae, Neolucanus Baongocae... Qua đó, anh muốn mọi người biết đến sự đa dạng sinh học và độc đáo của bọ c🐠ứng cánh ở Việt Nam.
Nam sin🍸h còn đặt mua, trao đổi tiêu bản với bạn bè cùng sở thích ở nước ngoài như Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, khu vực châu Mỹ, châu Phi... để có được loài bọ đặc hữu của cùng miền đó. Nổi bật trong bộ sưu tập là con bọ cánh cứng Megasoma elephas, nguồn gốc từ Nam Mỹ mà Kiệt sở hữu 2 năm trước.
"Nhiều người chọn "chơi" bọ theo số lượng, một giống có thể có hàng chục con nhưng tôi thì💖 sưu tập theo kiểu mỗi loài chỉ cần một con hoặc một cặp là đủ rồi nên số lượng có thể không nhiều như những ngườ💙i khác", Kiệt nói.
Để hoàn th🍨ành tiêu bản bọ cánh cứng, Kiệt phải trải qua nhiều bước như ngâm dung dịch, gim kim, định hình, phơi... mất khoảng 4 ngày để xong một mẫu. Mỗi tiêu bản hoàn thiện, có độ bền từ 5 năm trở lên, được coi là đẹp khi không bị méo đầu, râu đều, màu sắc nguyên bản như khi còn sống...
Theo chủ nhân bộ sưu tậ🧸p, giá cả những con bọ vô chừng, tùy thuộc vào đánh giá của người chơi. Dựa theo chủng loại, hình dáng và độ khó tìm của từng loài mà giá dao động từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng.
"Trong thời gian tới tôi vẫn tiếp tục sưu tập thêm nhiều mẫu vật khác. Hy vọng tôi sẽ sớm tổ chức được một buổi trưng bày đầy đủ nhất về các loài bọ cánh cứng của mình🐼 tại quán cà phê, cho mọi người cùng tham quan", chàng trai 21 tuổi nói.
Quỳnh Trần