Sáng 10/8, anh Phạm Sỹ Long cùng mẹ có mặt tại Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người,𒀰 Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội),𒊎 để đăng ký hiến đầu. Anh Long cho biết có ý định này từ đầu tháng 4 năm nay sau khi biết thông tin ở nước ngoài đang chuẩn bị tiến hành ca ghép đầ🍃u người đầu tiên.
Năm 15 tuổ𓂃i, khi trèo cây anh Long bị ngã gãy dập đốt sống cổ. Thoát khỏi tử thần song anh bị liệt to𝕴àn bộ cơ thể từ cổ tới bàn chân. Anh đã điều trị tại nhiều bệnh viện nhưng không hồi phục lại được khả năng vận động.
Suốt 13 năm qua bà Hà mẹ anh Long chăm sóc chꦯo con trong mọi sinh hoạt từ ăn, uống, đi ngoài, lật trở người cũng phải cần giúp. Dù vậy, tinh thần của Long vẫn rất thoải mái, yêu đời. Gần đây khi biết thông tin về việc hiến tạng hiến đầu người, Long bày tỏ với mẹ ý định ra Hà Nội xin hiến đầu để được ghép đ𝓡ầu mình vào cơ thể người khác.
“Lúc đầu tôi🎀 không đồng ý nhưng con cứ thuyết phục, xác định một mất một còn. Nếu không may ghép đầu không thành công thì các bộ phận khác trong cơ thể của cháu cũng có thể được ghép cho người khác, nên gia đình chấp thuận đưa cháu ra Bệnh viện Việt Đức”, người mẹ chia sẻ.
Giáo sư Trịnh Hồng Sơn, Phó giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Giám đốc Trung tâm điều phối ꦍhiến ghép tạng quốc gia cho biết bệnh viện đã từ chối tiếp nhận mong muốn hiến đầu của anh Long. "Hiện pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào về hiến đầu người hay chính xác là ghép thân", gi♍áo sư Sơn nói.
Trước đó, tại Trung tâm cũng đã có 5-6 bệnh nhân bày tỏ ý nguyện hiến đầu hay thực hiện kỹ thuật ghép thân xác. 😼Tuy nhiên đây là kỹ thuật rất mới trên thế giới và chưa có nước nào thực hiện thành công. Việt Nam cũng mới dừng ở khâu chuẩn bị cho kỹ thuật ghép này, trong vài năm tới chưa thể thực hiện ngay được.
Năm 2013, bác sĩ Sergio Canavero ở Italy đã đề xuất ý tưởng ghép đầu người. Hai năm sau phẫu thuật viên này đưa ra phương án làm mất đầu, bảo quản tủy bằng quy trình GEMINI, sử dụng PEG và kích thích điện. Bác sĩ Sergio công bố sẽ thực hiện ca cấy ghép đầu người vào năm 2017. Những người ủng hộ cho rằng kỹ thuật cấy ghép đầu một ngày nào đó sẽ mang lại sự bất tử, nhiều nhà tài trợ ch🥀o dự án, nhiều phẫu 💛thuật viên sẵn sàng tham gia. Hiện nay Valeri Spiridonow 30 tuổi người Nga đã đồng ý hiến đầu cho ca phẫu thuật đầu tiên.
Một công bố trên tạp chí CNS Neuruscience and Therapentics vào tháng 12/2014 cho thấy, tiến sĩ Xiaoping Ren, Đại học🍰 Y Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) đã cấy ghép đầu gần 1.000 con chuột. Những con chuột ghép đầu này đã sống lâu nhất trong một ngày, sau ghép kiểm soát được nhịp tim và thở.
Hà An