Chiều tối, Hạnh gập màn hình laptop, đi lại phía chiếc máy giặt vừa xong෴ mẻ quần áo. Cậu lom khom nhón chân, lấy từng chiếc áo trong máy ra, ngồi xuống ghế rồi luồn vào móc để treo lên giá phơi.
Hồ Hữu Hạnh là con thứ hai trong một gia đình có 4 anh chị em. Bố mẹ em𝓰 đều là nông dân ở ấp 2, xã Gia Canh, Định Quán, Đồng Nai. Một ng🦹ày mưa gió tháng 7, năm 2000, Hạnh chào đời. Bác sĩ thấy đứa trẻ không có hai tay nên đã dùng khăn quấn lại, báo với người nhà rồi mới đưa lại mẹ cho bú vì sợ người mẹ sốc.
Những ngày sau đó, bố và bà ngoại thay nhau chăm sóc Hạnh, tới giờ mới bế vào mẹ cho bú, bú xong l▨ại tách riêng mẹ con. Mỗi lần bế con vào cho vợ, bố của Hạnh đều sụt sùi trước mặt vợ.
"Mãi đến tuần thứ 2, khi thấy áo c๊ủa con lòi ra ngoài chiếc khăn quấn, tôi mở ra định chỉnh lại áo thì mới thấy con không có tay. Sau đó tôi ngất xỉu không biết gì nữa", bà Bùi Thị Hợp, 45 tuổi, mẹ Hạ🍎nh nhớ lại.
Suốt một năm đầu, những bữa cơm của người mẹ trẻ lúc nào cũng chan nước mắt khi nhìn con. Gần một tuổi, Hạnh tập bò như một con sâu. Mọi người trong nhà đều nghĩ, Hạnh cứ nằm thế suốt đời. Đến 3 tuổi, em mới chập chững tập đi. Nhưng đó cũng là lúc Hạnh không chịu để mẹ đút cơm nữa. Mỗi lần b✨à Hợp đưa muỗng cơm trước mặt, cậu bé lấy ch✤ân gạt ra một mực đòi tự cầm muỗng học cách sử dụng.
Nghĩ con mình khiếm khuyết, không tay nên sẽ chẳng thể viết chữ nên vợ chồng bà Hợp cũng chẳng nghĩ đến chuyện cho Hạnh đến trường. Ba mẹ lên rẫy cả ngày, Hạnh chỉ quanh quẩn trong nhà chơi với anh trai. Lên 5 tuổi, cậu bé chạy theo đám con nít trong xóm đến trường mẫu giáo cách nhà chừng 1km, đứng ngoài cửa nhìn các bạn học. Thấy vậy, cô giáo vận động gia đình cho Hạnh đến trường. "Ở trường, cô giáo dạy bài hát Chim bay, Cò bay, về nhà con cũng múa lại cho tôi xem. Thằng bé rướn người,🗹 nhảy lên cao rồi té ngã. Tôi cười nhưng rồi chảꦆy nước mắt", bà Hợp kể.
Thấy con thích viết, thích vẽ, bố Hạnh bắt đầu dạy con tập viết bằng chân. Nhưng bàn tay của bố dù cố gắng đến mấy cũng không thể kèm chữ cho Hạnh như cách đã kèm cho người anh trai. "Lúc ấy, em có cảm giác bố cầm chặt, điều khiển bàn chân của em viết chữ theo ý bố", Hạnh hồi tưởng. Sau một vài buổi, bố em đành chịu thua để mặc Hạnh tự tập cầm bút bằng chân một mình. Không ai nghĩ, trước khi vào lớp 1, đứa bé không tay đã có thể điều khiển được bút bằng các ng♈ón chân, viết chữ rất đẹp.
Tuy nhiên khi đến ngày khai giảng, mẹ dẫn Hạnh đến trường tiểu học gần nhà xin học thì bị từ chối. Hiệu trưởng khuyên bà Hợp đưa con đến trường dành riêng cho trẻ khuyết tật vì ở trường chưa có tiền lệ nhận trẻ như em. Hôm đó, Hạnh đã khóc to và "ăn vạ" trước mặt thầy nhưng vẫn không nhận được cái gật đầu. Thấy Hạnh muốn đi học, bà Hợp dẫn con đ❀ến xin học lần thứ hai thì được đồng ý, nhưng với điều kiện chỉ là "cho học thử một năm xem sao". Cuối năm học, ai cũng bất ngờ khi Hạnh là học sinh giỏi. "Cầm trên tay tờ giấy khen của con, tôi nghĩ mình đang mơ", bà Hợp kể.
Cũng vì chỉ quanh quẩn ở🐻 nhà nên cậu bé Hạnh bày đủ trò để chơi. Em lén bố mẹ tập xe đạp bằng cách kẹp cổ vào ghi đông, cố rướn mắt lên để quan sát rồi đạp. Có lần vì muốn tập bơi, Hạnh nhảy xuống ao suýt chết đuối, may có người gần nhà hô hoán cứu kịp.
Đến năm học lớp 4, lúc tắm xong em vẫn phải nhờ mẹ mặc hộ quần vì nhưng không thể dùng chân kéo quần lên đến. Một lần, Hạnh phát hiện trong nhà tắm có cây đinh đóng c๊hặt, cao tầm ngang hông. Luồn chân vào quần nhưng không thể kéo lên thêm nữa, cậu bé thử đứng kề cây đinh đẩy chiếc quần lên dần. Kể từ đó, cậu tự lập trong mọi sinh hoạt cá nhân. Hạnh cũng phụ giúp bố mẹ mọi việc nhà từ khi lên 10. Cũng bắt đầu từ đây, em ước trở thành một kỹ sư tin học sau khi tự mày mò sử dụng chiếc máy vi tính được một người tốt bụng tặng cho.
Năm lớp 7, Hạnh bắt đầu để ý thấy nhiều người thường nhìn mình chꦐỉ trỏ kèm những câu nói coi thường như "Thằng Hạnh cụt mà đi học làm gì?". Em trở nên tự ti, bất cần và thường xuyên đánh nhau với bạn mỗi khi bị xúc phạm. Hết lớp 7, em bỏ học một năm, nhưng sau đó quay lại trường, quyết tâm học lại vì "cảm thấy mình rất thích được đi học để trở thành kỹ sư máy tính".
Cô Thanh Tâm, giáo viên chủ nhiệm năm lớp 12 của Hạnh ở trường THPT Định Quán nhận xét về cậu học trò: "Tôi thấy được một nghị lực rất lớn trong con người Hạnh. Để theo các bạn bình thường khác học lên đến cấp 3 là một sự nỗ lực rất lớn. Cả khối 12 năm đó, Hạnh là học sinh khuyết tật duy nhất nhưng em hòa đồng với các b💛ạn, rất tự tin và nhiều năng lượng".
Năm ngoái, Hạnh không xét tuyển đại học. Em xin bố mẹ tự lập bằng cách tự đi xin việc. Hạnh ra Hà Nội, rồi vào lại S🌱ài Gòn xin làm quảng c♊áo cho một vài nơi. Làm việc nhiều trên máy tính, Hạnh nhớ lại ước mơ trở thành một kỹ sư tin học thuở bé. "Em nghĩ mình cần phải đi học, những cố gắng của em trong nhiều năm qua là muốn thực hiện được ước mơ", Hạnh nghĩ.
Vậy là đợt tuyển sinh năm nay, Hạnh xin bố mẹ cho em đi học trở lại. Bà Hợp mừng thầm trong lòng, ủng hộ cậu con trai: "Anh trai và các em con nếu học không tốt thì cũng có thể đi làm thuê làm mướn đượcಌ. Riêng con không lành lặn thì càng phải ráng học mới mong tìm được một công việc phù hợp".
Tháng trước,𒁃 Hạnh tự bắt xe lên Biên Hòa, nộp đơn vào ngành Công nghệ thông tin của trường Đại học Lạc Hồng, thực hiện chặng cuối của hành trình trở thành một kỹ sư máy tính. Ở trường, chàng trai có biệt danh "chim cánh cụt" được miễn toàn bộ học phí.
Biết Hạnh qua một bài báo, ông Lâm Kim Hùnꦰg, 65 tuổi, chủ một quán bún ở Biên Hòa đã chủ động tìm đến Hạnh nhận em làm con nuôi. Nửa tháng trước, Hạnh chuyển từ ký túc xá về nhà ông Hùng cách trường khoảng 3 km để đi🧔 học.
"Biết nghị lực💝 của Hạnh nhưng tôi vẫn âm thầm quan sát xem thằng bé sinh hoạt thế nào. Từ ngày ở đây, Hạnh tự làm mọi việc, chưa cần đến sự giúp đỡ của ai, trừ việc dẹ꧃p tô bún sau khi ăn xong vì tô sứ nặng và trơn sợ làm bể", ông Hùng chia sẻ.
Còn riê💞ng Hạnh, trải qua một năm đi làm, em trưởng thành, tự tin hơn. Dù chỉ mới bước vào đầu năm học, nhưng em đã chủ động tìm hiểu, đọc nhiều tài liệu về ngôn ngữ lập trình. "Mọi thứ rất mới mẻ, em hơi lo nhưng sẽ cố gắng hết sức", Hạnh cười.
Diệp Phan