Dọc con đê về xã Liệp Tuyết (Quốc Oai, Hà Tây) ai cũng biết ông chủ Tài. Trước khi trở thành người nổi tiếng cả một vùng quê nghèo, Tài phải tạm gác ước mơ đến trường của mình khi mới 15 tuổi. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh đã xin bố mẹ cho đi cày thuê và bán thịt lợn. "Mình nhớ, hồi đó mùa đông, lũ bạn cùng thôn được ngủ ấm đến 6 - 7 giờ sáng, còn mình phải lọ🌠 mọ trước đó 2 giờ đi lấy hà🧔ng bán cho bà con trong xã" Tài kể.
Tài kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất khẩu. Ảnh: T.A |
Vài tháng theo nghề, Tài đành bỏ (do người dân nợ nần chồng chất) để làm đơn vào trường bổ túc trong huyện. Anh tâm sự: "lúc đó mình chỉ muốn học thật nhiều để tìm hiểu tại sao hàng mây tre đan của xã Liệp Tuyết lại xuấꦗt khẩu thất bạiꦑ" .
Lần mò tìm hiểu thị trường mây tre đan qua một số Tổng công ty thương mại và công ty tư nhân, Tài mạnh dạn đề xuất với gia đình xây dựng kế hoạch làng🔯 nghề và đầu tư dạy nghề cho thanh niên trong xã.
Nhưng khi bắt tay vào thực tế, anh liên tiếp phải đố🃏i mặt với những khó khăn: người 🍬lao động chỉ chăm chú để làm sao để có thật nhiều sản phẩm, không chịu cập nhật những kiểu dáng mới từ một số nước như Indonesia, Myanma... khiến nhiều lô hàng của anh phải thanh lý tại Việt Nam với giá...bèo.
"Những lúc như vậy mình mất ăn mất ngủ. Phần vì tiếc của, phần vì lo sợ tình trạng này nếu kéo dà෴i làng nghề Liệp Tuyết một lẫn nữa lại ಌmất uy tín trên thị trường" Tài nói.
Sau thời gian mày mò ông chủ trẻ này lên lớp giúp bà con trong xã n𝔉âng cao kiến thức. Năm 1995 các lô hàng đầu tiên xuất sang Đài Loan, Nhật Bản được chấp nhận. Niềm vui lẫn lo lắng lại một lẫn nữa đan xen trong anh. Mừng vì cơ sở đã đáp ứng được những thị trường khó tính. Lo làm sao để giữ được chân bạn hàng.
Đến nay, ngoài việc xuất khẩu các đồ gia dụng làm bằng mây tre đan, cói, đay sang thị trường các nước như Đức,💯 Tâ♓y Ban Nha, Đan Mạch, Thụy Điển... Tài vẫn cung cấp một lượng hàng không nhỏ sang thị trường Nhật Bản và Mỹ - hai thị trường khó tính nhất hiện nay.
Tài cười hiền khô rồi nói: "Nhờ bố và vợ mình hậu thuẫn đấy. Cả nhà ai cũng muốn mình theo đuổi và nhân rộng làng nghề🍷. Nhiều lúc mình trăn trở làng có sẵn nghề sao không giữ mà phải lên trên Hà Nội để làm ✃thuê"
Để duy trì làng nghề Liệp Tuyết, Tài thườ🐻ng xuyên mở lớp học. Trung bình mỗi lớp có 35 - 40 học viên. Ngoài số tiền 3 triệu đồng hỗ trợ từ huyện, anh phải đầu tư gần 30 triệu đồng mua nguyên vật liệu, trả tiền công cho những người học nghề...
Công nhân cơ sở của Tài miệt mài sáng tạo những mẫu mã mới. Ảnh: T.A |
Nꦦghề mây tre đan giờ đã phổ biến đến nhiều hộ trong xã. Già, trẻ, gái, trai ai cũng có thể kiếm làm ra tiền. "Nghề này không vất vả, không gò bó thời gian. Mỗi tháng gia đình tôi cũng thu nhập thêm được cả triệu bạc cho con ăn học. Người dân xã chúng tôi giờ ngồi xem ti vi cũng có tiền ..." tay thoăn thoắt đan những đường xiên cơ bản, chị Nguyễn Thị Tuyết, thôn Thông Đạt, cười nói.
“Thời gian tới cơ sở của mình sẽ phối hợp với huyện Quốc Oai ♒mở thêm 2 lớp học nghề mây tre đan cho người nghèo và người tàn tật. Đây là những đối tượng mà cơ sở mình đang quan tâm”, T🐲ài cho biết.
Ngoài tấm🦩 bằng kĩ sư kinh tế của trường Đại học Nông nghiệp, Tài đang th🤪eo học văn bằng 2 Kinh tế đối ngoại của Đại học Ngoại Thương. |
Tuấn Anh