Zabidi từ lâu đã bị dị ứng và ngứa giác mạc. Khi còn nhỏ, cậu thường dụi mắt cho đến khi chúng chuyển sang màu đỏ. Điều này trở thành thói quen kéo dài. Tuy nhiên, phải đến độ tuổi thiếu niên, vấn đề nghiêm trọng mới xảy ra. Ở tuổi 15, cậu bắt đầu bị mờ mắt phải, tình trạng tồi tệ hơn theo 💎thời gian.
Zabidi quyết định đi khám bác sĩ để giải quyết. Cậu được thông báo bị trầy xước giác mạc nghiêm trọng do dụi mắt liên tục, cần 🦩thay mới giác mạc để lấy lại thị lực.
Ca phẫu thuật diễn ra tại Bệnh viện Đại học Caunselor Tuanku Muhriz Kebangsaan Malaysia (HUKM), ngày 24/4, kéo dài khoảng 4 giờ. Bác sĩ phả✃i cắt bỏ giác mạc bị tổn thương của Zabidi và thay thế bằng giác mạc hiến tặng. Cậu được gây mê toàn thân nên không có cảm giác đau đớn, nhưng thời gian hồi 🦩phục rất lâu. Bác sĩ cho biết Zabidi có thể mở mắt trong vài tháng nữa, nhưng phải mất nhiều năm để lấy lại thị lực hoàn toàn.
"Hiện sức khỏe của tôi đã ổn định, nhưng mắt vẫn cầ🌠n được bảo vệ. Hai tháng n🐲ữa tôi mới có thể thái lớp bảo vệ ra, và phải hai năm tôi mới bình phục hoàn toàn", Zabidi nói, hôm 26/5.
Theo các chuyên gia, dụi mắt quá thường xuyên hoặc quá🌠 mạnh có thể khiến vỡ mạch máu nhỏ, khiến mắt đỏ ngầu và có quầng thâm. Khi dụi mắt, vi trùng từ tay đôi khi gây nhiễm tùng, viêm kết mạc. Chà xát mắt rất nguy hiểm đối với những người đã có bệnh về mắt từ trước, chẳng hạn người bị cận thị, tăng nhãn áp. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc dụi mắt liên tục có thể khiến giác mạc mỏng đi, suy yếu, bị đẩy về phía trước, dẫn đến méo mó thị lực và phải ghép giác mạc.
Cách tốt nhất để bỏ thói quen dụi mắt là không để mắt bị khô, nhỏ mắt mỗi khi cảm thấy ngứa. Các chuyên gia khuyên dùng những loại nước mắt nhân tạo 💮không kê đơn, phù hợp với người khô mắt.
Thục Linh (Theo Oddity Central, Visioneye Institute)