Theo Science Alert, trái tim nhân tạo giúp bơm máu quanh cơ thể Stan Larkin và giữ cho anh sống sót꧂. Thành công từ quá trình cho thấy thiết bị có thể hữu ích cho những bệnh nhân khác bị suy tim trong khi chờ người hiến tạng.
Vào năm 2014, Stan trở thành bệnh nhân đầu tiên ở Michigan sử dụng thiết bị trái tim nhân tạo🅷 mang tên "Syncardia". Stan và em trai là Dominique đều được chẩn đoán mắc bệnh cơ tim bẩm sinh ở tuổi thiếu niên. Đây là một loại bệnh tim di truyền có thể gây suy tim đột ngột, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong ở vận động viên.
Sau nhiều năm chờ hiến tạng, hai anh em Stan được các bác sĩ phẫu th🔯uật lấy tim và thay thế bằng thiết bị Syncardia.
"Cả hai đều rất ốm yếu khi chúng tôi gặp họ lần đầu tiên trong phòng chăm sóc đặc biệt", Jonathan Haft, bác📖 sĩ phẫu thuật cấy ghép ở Trung tâm tim mạch Frankel thuộc Đại học Michigan, Mỹ, cho biết. "Chúng🐻 tôi muốn cấy ghép tim cho họ, nhưng không còn đủ thời gian. Tình trạng của họ khiến những công nghệ khác trở nên bất khả thi".
Trong khi các thiết bị như máy khử rung tim cấy vào cơ thể có thể giúp ích cho suy tim một phần, Syncardia dùng trong 💯trường hợp cả hai bên của tim 💖đều không hoạt động bình thường.
Dominique chỉ cần dùng thiết bị Syncardia trong vài tuần trước khi tiếp nhận cấy ghép. Nhưng Stan phải chờ hơn một năm. Để có thể về nhà thay vì nằm trong bệnh viện, Stan phải đeo ba-lô nặng 6 kg chứa thiết bị gắn liền với hệ tim🃏 mạch, để bơm dòn♐g máu chứa oxy đi khắp cơ thể.
Chiếc ba-lô gây không ít khó khăn trong sinh hoạt. Stan không thể ôm hay cõng con gái. Nhưng an💞h vẫn có thể tiếp tục chơi bóng rổ, khiến các bác sĩ hoàn toàn bất ngờ. Stan trải qua ca cấy ghép tim vào ngày 9/5 và đã🎀 phục hồi hoàn toàn sau ca phẫu thuật.
Xem thêm: Công nghệ cho phép những lá phổi hít thở ngoà♐i cơ thể
Phương Hoa