🌼Mê cá cảnh từ khi mới 6, 7 tuổi, đến nay cá cảnh đã trở thành một phần trong cuộc sống của chàng nhiếp ảnh gia Lê ✤Minh Phát, 26 tuổi, đang sống tại quận 6 (TP HCM).
Việc đầu tiên khi ngủ dậy mỗi ngày là Phát chạy lên sân thượng ngó nghღiêng các bể cá. Vớ túi đồ ăn♋ khô, anh cho chúng ăn nhẹ.
Lúc sau, Phát bắt đầu chế biếဣn thức ăn cho chúng, bằng cách hấp cách thủy. Trong thời gian chờ thức ăn chín, anh phóng xe đi lấy thức ăn tươi cho lũ cá con. Khoảng hơn 7h về, anh pha trộn cho cá 🧔ăn lần hai. Đến khi dọn dẹp xong xuôi cũng đã 9h sáng.
Là một nhiếp ảnh gia tự do, l﷽úc này Phát bắt đầu kiểm tra công việc, book lịch chụp hình.✨ Khoảng 11h trưa, anh cho cá ăn lượt hai. Buổi chiều nếu có lịch chụp, chàng trai sẽ ra ngoài, nếu không anh ở nhà chỉnh ảnh, trước khi đến giờ chăm cá buổi chiều.
"Mỗi ngày tôi dành khoảng 4 tiếng chăm đàn cá. Buổi chiều tôi phải thay nước, cho chúng ăn, hứng nước cho ngày hôm sauꦑ, nhiều khi còn ngắm nghía đến khi tối mịt. Trước lúc ngủ, tôi luôn có thói quen dạo một vòng kiểm tra🗹 dây oxy có vấn đề gì không, đàn cá bơi nhanh không mới yên tâm", anh nói.
Cá vàng có đặc điểm là chỉ sống được trong môi trường có sục khí và thay nước mỗi ngày. Nếu bị cúp điện thì chỉ một tiếng sau là cá bị ngộp. "Khi thay nước mới, không có sục khí, cá sẽ chịu được 2-3 tiếng. Những đêm mất điện mình phải thức suốt canh giờ thay nước cho chúng", Phát chia✤ sẻ𝓰.
Chứng kiến sự vất vả của con trai, bà Thanh (62 tuổi), mẹ Phát vô cùng đau lòng. Chồng làm nhà nước, 🐼bà là một nhà kinh doanh rượu nổi tiếng ở Sài Gòn. Định hướng ban đầu của gia đình là Phát học xong ngành ngân hàng sẽ vào đó làm, hoặc ít nhất theo nghề kinh doanh. Nhưng cậu con út của bà đi ngược lại mong muốn của cha mẹ.
"Vợ chồng tôi dụ dỗ, áp lực nhiều rồi nhưng không khiến được Pháౠt bỏ nuôi cá. Nhiều lần tôi đưa cả giấy viết tay, hứa sẽ mua nhà chục tỷ bên cạnh nhà tôi để con kinh doanh, hoặc cho thuê lấy thu nhập, đổi lại không nuôi cá nữa, nhưng thằng bé không chịu", người mẹ nói.
Chưa phải đ🐻ể con vất vả, nhưng "nhìn cảnh Phát trưa nắng lên trên tầng thꦬượng coi sóc đàn cá, lúc mưa cũng ở đó che chắn, nhiều đêm thức trắng... vất vả không khác gì nông dân. Tôi cứ nghĩ là xót", người mẹ nói thêm.
Ngày nhỏ Phát nuôi các loài cá bé, ít giá trị. Lớn lên anh chơi thủy sinh, la hán, sau đó chơi cá chọi. Cuối những năm 2009, 🐻Phát bắt đầu tìm thấy đam mê thực sự trong việc nuôi cá vàng cho sinh sản.
"Đợt ấy đứa bạn thân nói muốn nuôi c﷽á, nhờ mình dẫn đi. Lúc về mỗi đứa mang theo hai con cá vàng. Nghĩ nuôi chơi thôi không ngờ một ngày đẹp trời 2 con cá đẻ ra được một đám trứng, nở được 7 con", Phát kể.
Phát từng không thích cá vàng, vì nghĩ đặc tính dễ chết. Từ sau khi cá đẻ, Phát mua𓃲 nhiều hơn về nuôi, nhưng nuôiไ hoài không đẻ nữa. Năm 19 tuổi, cậu sang Thái Lan học hỏi kinh🅺 nghiệm. Sau gần 2 năm đi về liên tục, giờ đâ🍃y chàng trai 26 tuổi đã nắm chắc bí quyết cho cá vàng sinh sản theo ý mình.
Vì kh💛ông được bố mẹ ủng hộ, nên Phát buộc phải nuôi cá trong không gian chật hẹp trên tầng thượng, chỉ khoảng 20🔯m2. Từ một bể cá, hiện giờ anh có khoảng 20 bể với hàng trăm con, chỉ để thỏa đam mê.
Phát kể, nhiều lần anh bị ba má "mua chuộc bỏ nghề" nhưng không hề lay chuyển. Chàng trai từng học ngành ngân hàng, sau đó học thêm nông lâm (chuyên ngành thủy sản), nhưng tốt nghiệp xong anh chuyển sang theo đuổi chụp ảnh. Hiện tại, Phát k♏iếm sống chính bằ💃ng nghề này. Anh dự định có vốn sẽ mở rộng quy mô nuôi cá và tìm đường xuất khẩu.
"Mình q📖uyết tâm ghi danh vào lịch sử chơi cá ở Việt Nam", anh nói nửa đùa, nửa thật.
Phan Dương