Từ những năm 60 của thế kỷ trước, người Sài Gòn quanh khu vực phường Đa Kao đã biết đến hương vị cháo lòng của cô Ba. Sau khi cô Ba qua đời, cô Hai (cháu ruột của cô Ba) tiếp quản, xe cháo của cô nằm trên♏ đường Nguyễn Huy 🐎Tự (quận 1), từ đó đến nay chỉ bán ở đúng một địa chỉ.
Không gian quán nằm gọn ở đầu lối đi vào một khu dân cư. Xe cháo đặt phía trước, chỗ ngồi của thực khách 🌠được xếp gọn hai bên lối. Khách đến quán sẽ ngồi trên ghế nhựa, ăn trên bàn inox.
Theo cô Hai, mỗi ngày, người trong gia đình sẽ đi chợ vào sáng sớm. Các công đoạn sơ chế sẽ bắt đầu ngay khi các nguyên liệu được mua về nhà. Lòng heo được xử lý kỹ, không chỉ dừng ở thao tác luộc đơn giản, mà còn được chiên lên để dậy vị. Hạt cháo được rang qua trước khi ninh cùng xương nên ngọt, nở bung mà không bị n💜át.
“Linh hồn” của tô cháo lòng không thể thiế🎀🙈u đi món dồi. Theo công thức gia truyền, dồi được nhồi thăn heo, mà không phải huyết kèm đậu phộng và rau thơm như thường thấy.
Mỗi tô cháo ngoài được phục vụ với giò, quẩy còn kèm theo một chén hành tím ngâm giòn, vị chua ngọt ăn kèm với thịt rất vừa miệng. Thực khách cũng có thể cho thêm chút nướ🤡c mắm nguyên chất vào để chấm.
Quán cháo nằm sát mặt đường. Video: Phong Vinh.
Mỗi tô đầy đủ ăn tại chỗ hay mang đi đều có giá 40.000 đồng, giá cao hơn mặt bằng chung. Tô cháo lúc nào bưng ra cho khách cũng nóng hổi và đ༒ầy đặn, thực khách chỉ cần một t♕ô là no bụng.
Theo chị Nga, con gái cô Hai, quán mở cửa từ 13h30 mỗi ngày, trừ chủ nh𒊎ật. “Có người ghé ăn trưa, cũng có người mua mang về cho bữa xế, nhưng có hôm khách đến sớm quá thì phải đợi”, cô Hai kể lại.