"Các cầu thủ nên nhìn trước gương thật lâu, rꦚồi tự giải thích vì sao đội tuyển lại đang rơi vào tì𒉰nh trạng hiện tại", đó là một đánh giá khách quan của các chuyên gia nước ngoài khi nhìn nhận ra vấn đề của bóng đá Việt Nam. Thất bại thời gian qua của đội tuyển, lỗi không hoàn toàn thuộc về HLV Troussier. Người Việt vẫn bị ảo tưởng về sức mạnh của đội tuyển dưới thời HLV Park Hang-seo.
Chúng ta hay nói đến khả 🐓năng đạt thành tích cao ở các giải Vô địch châu Á, tiến sâu ở Vòng loại World Cup, và vươn cao trên vị trí xếp hạng🦹 FIFA... Nhưng thực tế, chúng ta đang yếu dần, nhất là trong hệ thống đào tạo trẻ nhiều năm rồi. Bên cạnh đó, tư duy làm bóng đá lạc hậu cũng khiến nền bóng đá ngày một kém xa các nước trong khu vực. Sản phẩm hôm nay chính là sự phản ánh cho quá trình đào tạo suốt những năm qua.
Chúng ta cứ hay đổ lỗi cầu thủ Việt thấp bé, nhẹ cân, để rồi chấp nhận cả hệ thống đào tạo không có nổi một cầu thủ nào đạt tầm (cao, kỹ thuật giỏi, trình độ giỏi). Điều đó chứng tỏ thất bại là💧 hệ quả tất yếu. Vì khi lứa cầu thủ trụ cột đi xuống về phong độ, lứa kế cận sẽ chỉ như những cầu thủ nghiệp dư, lóng ngóng trên sân, vậy làm sao chất lượng đội tuyển được duy trì, chứ chưa nói đến phát triển hơn nữa.
Đồng ý là HLV trưởng và đội ngũ chuyên gia sẽ chịu trách nhiệm tuyển chọn cầu thủ cho đội tuyển. Nhưng trong một rừng cầu thủ được đào tạo giỏi thì có đưa cầu thủ nào lên tuyển, họ cũng đáp ứng cơ bản các yêu cầu mà BHL để ra, như một cầu thủ chuyên nghiệp. Còn ngược lại, đều bắt HLV phải lựa chọn một bộ khung đội tuyển từ những cầu tꦚhủ làng nhàng, trình độ nghiệp dư thì làm sao có được một đội tuyển mạnh. "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân", đừng đổ thừa mọi trách nhiệm cho thất bại hôm nay của đội tuyển Việt Nam cho HLV Troussier. Hãy nhìn nhận lại yếu kém của chính mình để đầu tư, xây dựng lại từ đầu.
>> Bài 🦋học nhập tịch cầu thủ của Nhật Bản để bóng đá Việt thoát 'ao làng'
Tóm lại, thất bại vừa qua của đội tuyển𓃲 bắt nguồn từ một hệ thống sai và yếu kém. Từ sai lầm chiến lược của HLV đến c💫ầu thủ chất lượng thấp, trình độ kém, kỹ thuật tệ, toàn lóng ngóng đưa bóng cho họ ghi bàn... Nói chung chúng ta yếu toàn tập. Do đó, cần chiến lược phát triển để tạo ra các cầu thủ cao to, kỹ thuật giỏi... thì mới rèn luyện thành đội bóng mạnh.
Nhìn sang cầu thủ Indonesia, Thái Lan mấy năm nay để thấy họ mạnh lên, cao to hơn, kỹ thuật ngày một tốt hơn (qua người, tì đè, sút bóng đánh đầu... gần như toàn diện)... Trong khi đó, chúng ta lại đi lùi. Chẳng qua thời điểm trước, bóng đá Thái Lan, Indonesia chuyển gia♋o thế hệ và đúng lúc đội tuyển Việt Nam vào phom, kết hợp chiến thuật gắn kết chặt chẽ của ông Park nên chúng ta đạt được những thành cô🐬ng liên tiếp. Nhưng đến cuối thời ông Park, chúng ta đã đi xuống rất thảm rồi, chứ không phải đến giờ mới tệ.
Có lẽ, người hâm mộ Việt Nam sẽ nhớ mãi về thời ông Troussier như một vết đen của bóng đá nước nhà. Nhưng tôi mong rằng, những người làm bóng đá sẽ dám nhìn thẳng vào thực tế, nhận ra những yếu kém của mình để sớm vực dậy và biết mình đang ở đâu để có những thay đổi về chiến lược nhằm đào tạo con người cũng như chọn HL🅰V cho phù hợp.
Các nước trên thế giới đều đang thay đổi tư duy làm bóng đá bằ♐ng cách tuyển mộ những cầu thủ giỏi của nước ngoài và đào tạo cầu thủ chất lượng, thể hình tốt, đủ trình độ. Nếu Việt Nam cứ mãi theo triết lý cũ (dùng cầu thủ thấp bé, kỹ thuật kém) thì bóng đá nước nhà sẽ ngày càng b🔯ị bỏ xa.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvis🗹a-slots.com.