UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến về kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí đến năm 2030, định hướng đến 2035 để ứng phó tình trạng🍷 "chất lượng không khí đang có chiều hướng suy giảm trꦑên diện rộng".
Dẫn báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, thành phố cho hay nồng độ bụi mịn PM 2.5 trong không khí trung bình năm tại Hà Nội giai đoạn 2018-2020 vượt gần hai lần quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (25 μg/m3). Số ngày trong năm 2019 có chỉ số chất lượng không khí kém và xấu chiếm 30,5%, một số ngày chất lượng không khí ở ngưỡng rất xấu.
Thiệt hại 2.000 tỷ đồng mỗi năm
Báo cáo chỉ ra giai đoạn 2019-2020, có tới 29/30 🦩quận, huyện, thị xã có nồng độ PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia. Trong đó, nồng độ bụi cao hơn ở các quận nội thành và thấp hơn ở các huyện ngoại thành (trừ các huyện G💮ia Lâm, Đông Anh và Thanh Trì).
Nồng độ PM 2.5 trong mùa đông có xu hướng đặc biệt cao do điều kiện khí tượng và kh🔴í quyển không ổn định, làm hạn chế sự phát tán của các chất ô nhiễm. Vào mùa hè, chất lượng không khí thường có xu hướng tốt hơn khi mưa cuốn trôi ô nhiễm không khí và gió đông nam (từ Biển Đông) có khả năng vận chuyển, khuếch tán chất ô nhiễm cao.
Đến nay, Hà Nội chưa kiểm kê tổng🦩 thể các nguồn phát thải vào không khí. Tuy nhiên, tổng hợp từ nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Thế giới cho thấy bụi mịn PM 2.5 (đường kính từ 2,5 micron trở xuống), PM 10 (10 micron trở xuống) có nguồn phát thải chính từ phương tiện giao thông đường bộ và bụi đường. Trong đó, nguồn giao thông chiếm 66,3% đối với PM 2.5 và hơn 54% đối với PM 10.
Ngoài ra, đốt rơm rạ ngoài trời và hoạt động công nghiệp cũng được xác định l𒀰à nguồn pඣhát thải lớn hai loại bụi này.
"Thành phố đang phải đối mặt vấn đề ô nhiễm ಞkhông khí, chủ yếu do bụi PM 2.5, gây ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng và thiệt hại về kinh tế", báo cáo nêu, dẫn chứng trung bình mỗi năm Hà Nội có thêm hơn 1.000✱ ca nhập viện do bệnh tim mạch, gần 3.000 ca nhập viện do bệnh hô hấp, lần lượt tương đương 1,2% và 2,4% tổng số ca nhập viện.
Báo cáo cũng chỉ ra giai đoạn 2011-2015 chi phí khám, chữa bệnh hô hấp, thiệt hại kinh tế do nghỉ ốm đối với dân cư nội thành là hơn 1.500 đồng m💙ỗi nꦓgười một ngày, tương đương 2.000 tỷ đồng một năm với 3,5 triệu dân nội thành.
Trước đó, theo nghiên cứu của Đại học Kinh tế quốc dân (Hà Nội) công bố năm 2020, ô nhiễm không khí khiến Việt Nam thiệt hại 10,82-13,63 tỷ USD mỗi năm.
Mục tiêu 80% số ngày trong năm chất lượng không khí tốt, trung bình
Hà Nội đặt mục tiêu kiểm soát nguồn phát sinh khí thải, giám sát, cảnh báo chất lượng không khí để cải thiện môi trường, giảm thiểu tác động đến kinh tế, xã hội và sức khỏe cộng đồng. Cụ thể, thành phố phấn đấu đến năm 2030, 7🗹5%-80% số ngày trong năm có chỉ số chất lượng không khí (VN_AQI) ở mức tốt và trung bình.
VN_AQI được tính toán từ thông số quan trắc các chất ô nhiễm trong không khí ở Việt Nam, nhằm cho biết tình trạng chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng sức khỏe con người qua thang điểm. Trong đó, chỉ số không khí tốt có giá trị AQI 0-50 (màu xan🌊h), trung bình 51-100 (màu vàng), kém 101-150 (màu cam), xấu 151-200 (màu đỏ), rất xấu 201-300 (màu tím) và nguy hại 301-500 (màu nâu).
Hà Nội cũng đặt ♔chỉ tiêu đến năm 2030 kiểm soát nồng độ PM 2.5 trong không khí trung bình năm ở nội đô dưới 40 μg/Nm3 và dưới 35 μg/Nm3 đối với khu vực ngoại thành. Giá trị này vẫn cao hơn ngưỡng an toàn theo quy chuẩn quốc gia (dưới 25 μg/Nm3).
Ngoài ra, thành phố hướng tới giảm phát thải PM 2.5 từ các nguồn thải chính. Cụ thể tổng phát thải PM 2.5 trên toàn thành phố giảm khoảng 20% so với năm 2019, tương đương tổng lượng phát thải giảm 6.200 tấn PM 2.5. Đối với🗹 🀅các thông số SO2 (lưu huỳnh), NO2 (nitơ), CO (carbon), O3 (ozone) trong môi trường không khí, thành phố tiếp tục duy trì và tiếp tục cải thiện chất lượng, đảm bảo nồng độ của các thông số này trong giới hạn cho phép của quy chuẩn Việt Nam (QCVN 05:2023/BTNMT).
Tháng 4 năm ngoái, báo cáo giám sát của Ban Đô thị, HĐND TP Hà Nội đánh giá chất lượng không khí của thành phố năm 2020 và 2021 duy trì chủ yếu ở mức tốt và trung bình. Năm 2022, số liệu bị gián đoạn do nhiều trạ♌m quan trắc không khí của thành phố tạm dừng h🌟oạt động vì thiếu vật tư, linh kiện bảo dưỡng. Tuy nhiên, đây là những năm diễn ra đại dịch Covid-19, nhiều thời điểm thành phố thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế giao thông.
Nhiều tháng qua, Hà Nội thường xuyên trong tình trạng mù mịt vào buổi sáng 🐓và tối, chỉ số ô 𓂃nhiễm không khí có nhiều ngày ở mức rất xấu và nguy hại, ảnh hưởng sức khỏe người dân.
Võ Hải