Công ty Điện lực Kyushu vừa tái khởi động lò phản ứng số 1 tại nhà máy điện hạt nhân Sendai ở tỉnh Kagoshima, đồng th𒀰ời thông báo lò 🐈phản ứng số 2 sẽ hoạt động trở lại tháng 10 tới.
Quyết định tái khởi động chương trình điện hạt nhân được đưa ra trong bối cảnh chính phủ nước này vẫn đang tìm kiếm nơi xử lý cuối cùng lượng chất thải hạt nhân còn tồn đọng trong tꦦhời ꧙gian qua.
Hầu hết các lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản đều ngưng hoạt động kể từ sau thảm họa Fukushima tháng 3/2011. Tuy nhiên, khả năng rò rỉ phóng xạ và nước nhiễm xạ trôi ra biển hay đất nhiễm xạ vẫn là mối lo ngại của người dân Nhật Bản và thế giới.
Khoảng 17.000 tấn chất thải phóng xạꦍ đang được lưu giữ trong các bể chứa tạm thời đặt khắp đất nước. Tái khởi động lò phản ứng hạt nhân có nghĩa con số này sẽ tiếp tục tăng. Phát ngôn viên của Kyushu cho biết các bể tại Sendai vẫn còn đủ sức chứa, cho thấy họ vẫn chưa tìm ra kế hoạch giải quyết dài hạn.
Sự gia tăng các kho lưu trữ plutonium cũng đa🐎ng là vấn đề gây lo ngại với các nước trên thế giới, bởi nguyên tố có tính p🃏hóng xạ này có thể rơi vào tay kẻ xấu và được sử dụng để chế tạo vũ khí hạt nhân bất hợp pháp. Tính đến cuối năm 2014, lượng plutonium ở Nhật là 47,8 tấn.
Theo SCMP, Nhật dự định chứa chất thải hạt nhân trong một bể lớn, được xây dựng ở độ sâu 3𒈔00 m dưới lòng đất, đến 100.000 năm. Ở giới hạn thời gian này này, mức độ bức xạ sẽ giảm đủ thấp để không gây nguy hiểm đến môi trường. Tuy nhiên, vị trí xây bể chứa vẫn chưa xác định.
Tìm kiếm
Năm 2002, Tổ chức Quản lý Chất thải hạt nhân bắt đầu kêu gọi các địa phương "đăng cai" xây dựng✨ điểm xử lý, thu hút họ bằng các lợi ích về kinh tế và cơ hội việc làm. Tuy nhiên, quy trình này vấp phải trở ngại năm 2007 khi một thị trấn ở miền tây Nhật Bản, vốn được coi là ứng viên duy nhất khi đó, tuyên bố rút lui. Chính phủ Nhật Bản sau đó đã thay đổi chính sách sau thời gian🍨 chờ đợi trong vô vọng.
Hồi tháng 5, nội các của Thủ tướng Shinzo Abe giới thiệu chư🐓ơng trình hành động mới, cho phép chính phủ tự lựa chọn địa điểm phù hợp dựa trên cơ sở khoa học như khả năng chống chịu động đất của vùng đất đó.
Kể từ đó cho đến nay, chính phủ Nhật Bản đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ tại๊ địa phương, trừ Fukushima, nhằm giới thiệu về quy trình lựa chọn. Tuy nhiên, các𒁏 quan chức ở một số tỉnh đã từ chối tham gia vì không muốn bị coi là chấp nhận xây dựng khu xử lý chất thải. Trong khi đó, sự mập mờ trong quy trình tổ chức như không thông báo thời gian và địa điểm đã làm dấy lên mối nghi ngờ và khiến nhiều địa phương tẩy chay chương trình này.
Theo Hội✃ đồng Khoa học Nhật Bản, nếu niềm tin của công chúng đối với ngành công nghiệp hạt nhân bị sụp đổ, kế hoạch đề xuất địa điểm🎃 phù hợp của chính phủ sẽ rất khó nhận được sự ủng hộ.
Hideyuki Ban, đồng giám đốc Trung tâm Thông tin Hạt nhân của Công dân, cho rằng so với các quốc giaꦿ khác, việc tìmꦍ kiếm nơi xây dựng bể xử lý chất thải ở Nhật Bản sẽ khó khăn hơn nhiều, bởi người dân nơi đây từng trải qua thảm họa hạt nhân Fukushima cách đây 4 năm.
Rò rỉ hạt nhân tại Fukushima được coi là thảm ✨họa hạt nhân nghiêm trọng nhất thế giới kể từ sau sự cố Chernobyl ▨năm 1986. Trước đó, khoảng 30% sản lượng điện của Nhật Bản được cung cấp bởi các nhà máy điện hạt nhân.
Ý kiến phản đối sử dụng năng lượng hạt nhân ngày càng trở nên phổ biến tại Nhật Bản từ sau thảm họa. Vì sự cố rò rỉ, nhiều kh🌸u vực cấm vẫn còn tồn tại đến nay, hoạt động làm sạch được dự đoán sẽ kéo dàng nhiều năm. Hàng nghìn người dân p💙hải di chuyển đến nơi ở khác và có thể sẽ không bao giờ được trở lại nơi sinh sống của họ.
Thùy Linh