-
11h30
Kết thúc phiên chất vấn sáng nay, có 35 đại biểu đặt câu hỏi, 1 người tranh luận. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhận xét Tổng kiểm toán Nhà nước lần đầu trả lời trước Quốc hội nhưng đꦫã nắm ch🍷ắc vấn đề, trả lời rõ ràng, đi thẳng vào vấn đề được hỏi.
-
10h40
Trách nhiệm trong vụ án SCB thuộc về 'kiểm toán độc lập'
Đại biểu Mai Văn Hải, Phó đoàn tỉnh Thanh Hóa, cho hay vừa quꦡa vụ án ở Ngân hàng SCB có nhiều công ty đã thực hiện kiểm toán nhưng khôn🔯g phát hiện dấu hiệu bất thường. Từ đó nhiều cử tri đặt câu hỏi về trách nhiệm của kiểm toán và đặc biệt là trách nhiệm của kiểm toán Nhà nước ở các vụ việc như SCB.
Trả lời, ông Tuấn ch🃏o hay vụ án xảy ra ở Ngân hàng SCB không liên quan đến kiểm toáಌn Nhà nước và không thuộc phạm vi Kiểm toán Nhà nước. Theo ông, Ngân hàng SCB là công ty đại chúng nên thuộc đối tượng phải kiểm toán độc lập.
"Bởi thế trách nhiệm ở vụ việc xảy ra tại SCB thuộc về các doanh nghiệp đã cung cấp༒ dịch vụ kiểm toá♏n độc lập", ông Tuấn nói.
Giải trình thêm, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay, kiểm toán hiện chia thành hai nhánh, g𝔍ồm hệ thống Kiểm toán Nhà nướcꦏ (do Quốc hội thành lập) và kiểm toán độc lập.
T꧃rong đó, kiểm toán Nhà nước sẽ kiểm toán tài sản công, tài chính công. Còn hệ thống kiểm toán độc lập hoạt động theo Luật Kiểm toán độc lập, tức là họ cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính, dự án đầu tư... cho các đơn vị, doanh nghiệp khi có nhu cầu qua hợp đồng. Số này gồm các doanh nghiệp kiểm toán độc lập trong nước, kiểm toán viên độc lập, hay doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam.
Liên 🐼quan tới Ngân hàng SCB khi kiểm toán báo cáo tài chính nhưng không phát hiện sai phạm, ông Phớc giải thích khi Kiểm toán Nhà nước th✤ực hiện kiểm toán tại Ngân hàng Nhà nước, họ đã đưa ra kiến nghị, lưu ý về hoạt động của SCB.
Từ 2012 - 2022, Ngân hàng SCB thuê các công ty kiểm toán nước ngoài thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, như EY, Deloitte và KPMG. Bộ trưởng Tài chính nhìn nhận quá trình thực hiện kiểm toán này "có những vấn đề thiếℱu sót, sai phạm và đã được c♕ơ quan điều tra, xử lý vụ án".
Ông Phớc khẳng định, Bộ Tài chính không kiểm toán mà quản lý ꧟chất lượng kiểm toán độc lập thông qua ban hành chính sách, kiểm tra, cấp phép, thanh tra... một cách chặt chẽ.
Năm 2023, cơ quan này♌ kiểm tra 20 doanh nghiệp kiểm toán độc lập, trong đó 11 đơn vị đạt yêu cầu, 7 không đạt và 1 doanh nghiệp bị đánh giá yếu kém. Trong 62 hồ sơ kiểm toán được bộ này kiểm tra, có 16 hồ sơ đạt, 26 không đạt và 20 hồ sơ yếu. Bộ cũng đình chỉ 7 kiểm toán viên, nhắc nhở 21 kiểm toán viên và phê bình các công ty kiểm toán yếu kém, không đạt.
Bộ trưởng Tài chính cho hay năm nay cơ quan này có kế hoạch kiểm tra 20-24 doanh nghiệp kiểm toán, trong đó 8 đơn vị liê꧃n quan tới lĩnh vực chứng khoán. Ôngඣ nói thời gian tới sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập.
-
10h15
Xây dựng thiết chế, chế độ đãi ngộ để 'không dám, không cần tham nhũng'
Bà Vũ Thị Lưu Mai, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách cho rằng cơ quan Kiểm toán Nhà nước có vai trò quan trọ𓂃ng trong phát hiện hành vi tham nhũng. Nhiều năm qua công cuộc phòng chống tham nhũng đạt được kết quả tích cực, nhưng ở đâu đó có bệnh sợ sai, sợ trách nhiệm. "Phải làm gì để xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, nhưng vẫn bảo vệ được người dám nghĩ, dám làm?", bà đặt vấn đề.
Đáp🐎 lại, Tổng kiểm toán Nhà🀅 nước Ngô Văn Tuấn nhận xét "câu hỏi của đại biểu Mai là khó".
Nêu quan điểm, ông 🅺Tuấn cho rằng cần làm tốt 3 việc nếu muốn tiếp tục đẩy mạnh phòng chống tiêu cực mà không giảm tính năng động, sáng tạo, như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói "đánh chuột không vỡ bình". Trước tiên cần xây dựng thiết chế phòng ngừa hiệu quả, chặt chẽ để không thể tham nhũng. Cùng đó, cần xây dựng thiết chế nhằm phát hiện, xử lý nghiêm để không ཧdám tham nhũng. Cuối cùng, là xây dựng chế độ đãi ngộ phù hợp để không cần tham nhũng.
Hiện tượng né tránh, đù🐼n đẩy trách nhiệm vừa qua, the📖o ông có nguyên nhân từ ý thức trách nhiệm, trình độ, năng lực chưa theo kịp yêu cầu và chỉ đạo chưa sâu sát.
Ông nói giải pháp là cần nâng cao ý thức, trình độ; hoàn thiện thể chế để quy định rõ quyền, nghĩa vụ từng công chức, viên chức. C🦂hẳng hạn, công chức vào vị trí A, họ được làm gì, không được làm gì, chế độ đãi ngộ gắn với quyền lợi ra sao. Từ đó, đưa ra trách nhiệm gắn với quyền lợi, ✤cùng với kiểm tra giám sát để lượng hóa cán bộ.
-
10h05
Đại biểu đề nghị làm rõ hiện tượng 'đôi bên cùng có lợi' khi kiểm toán
Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Phó đoàn Quảng Trị) cho rằng đâu đó vẫn có h🍸ành vi tiêu cực của kiểm toán viên Nhà nước. Khi phát hiện sai phạm, có kiểm toán viên gợi ý chia chác khoản tiền sai phạm để bỏ qua theo phương châm đôi bên cùng có lợi. "Quan điểm của Tổng Kiểm toán Nhà nước về vấn đề này thế nào? Có cần xây dựng cơ chế thanh tra, giám sát độc lập, thường xuyên hoạt động kiểm toán Nhà nước không", đại biểu Thắng chất vấn.
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn thừa nhận tham nhũng tiêu cực trong ngành là có, nhưng rất ít. "Đây chỉ là con sâu làm rầu nồi canh. Chúng tôi k🧜iên quy෴ết loại bỏ những con sâu này, giữ đạo đức, chuẩn mực", ông Tuấn nói.
Theo ông Tuấn, luật pháp đã quy định rất rõ những hành vi bị nghiêm cấm. Kiểm toán Nhà nước cũng có chuẩn mực riêng về đạo đức công vụ. Thời gian qua, Kiểm toán Nhà nước đã rà soát, hoàn thiện các văn bản để kiểm soát chặt chẽ được🐭 hành vi nhũng nhiễu, tham nhũng, tiêu cực của cá nhân và tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp này.
Với cơ chế hiện tại, ông cho rằng tương đối đầy đủ từ vai trò, trách nhiệm của từng kiểm toán viên. Bên cạnh đó, khi 🌠hoạt động kiểm toán, kiểm toán viên phải ghi nhật ký điện tử từng ngày và chuyển về cơ sở dữ liệu trung ương cho Vụ Kiểm soát chất lượng kiểm toán theo dõi và thanh tra kiểm toán theo dõi. "Thời gian tới chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh v🥂ai trò của thanh tra kiểm toán, đảm bảo hoạt động kiểm toán công tâm, khách quan", ông Tuấn nói.
-
9h55
Tập đoàn Phúc Sơn, Thuận An không được kiểm toán Nhà nước
Đại biểu Trịnh Minh Bình, Vĩnh Long, cho rằng vừa qua có một số dự án đ🐠ã được kiểm toán nhưng sau đó cơ quan chức năng vẫn phát hiện sai phạm trong đấu thầu. Ông đề nghị Tổng kiểm toán lý giải về thực trạng này và giải p♒háp.
Cùng nội dung, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường, đoàn Quảng Bình, nêu lên thực trạng từ các vụ án ở Tập đoàn Phúc Sơn, Thuận An cho thấy có sự câu kết của doanh nghiệp ngoài Nhà nước với cán bộ trong các dự án đầu tư công để trục lợi tài sản N꧑hà nước.
Các doanh nghiệp tư nhân không thuộc diện kiểm toán Nhà nước nhưng những vụ việc này đều liên qu💎an đến sử dụng tài chính công, tài sản công. Ông Cường đề nghị Tổng kiểm toán Tuấn cho biết qua các vụ việc này có kiến nghị gì để Kiểm toán Nhà nước th𓆏am gia phòng ngừa, ngăn chặn các sai phạm hay không.
Ông Ngô Văn Tuấn cho biết, Kiểm toán Nhà nước là cơ quan ꦑdo Quốc hội thành lập, với chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị về quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Như vậy, đơn vị được kiểm toán Nhà nước là đơn vị sử dụng tài chính công, tài sản công theo quy định của pháp luật.
Vừa qua một số vụ án lớn liên 🗹quan đấu thầu, cụ thể như vụ án Phúc Sơn và Thuận An có sai sót trong đấu thầu. Thế nhưng theo ông Tuấn, cả Phúc Sơn và Thuận An đều khô𒁃ng có vốn Nhà nước nên "không được kiểm toán nhà nước".
Tuy nhiên do có liên quan đến một số chủ đầu tư, nhà thầu cóℱ vốn Nhà nước nên Kiểm toán Nhà nướ🥀c vẫn rà soát lại toàn bộ theo hồ sơ họ cung cấp để ra kiến nghị theo thẩm quyền.
Trước câu hỏi về việc Kiểm toán Nhà nước tham gia phòng ngừa, ngăn chặn các sai phạm, ông Tuấn cho hay thꦑuật ngữ "kiểm toán điều tra" đã từng được đề cập nhưng vẫn chỉ dừng ở tranh luận. Ông thấy cũng rất ít nước trên💦 thế giới kiểm toán thực hiện chức năng điều tra.
-
9h30
Quốc hội nghỉ giải lao 20'.
-
9h25
Luân chuyển cán bộ kiểm toán để hạn chế tình trạng 'thân hữu'
Đại biểu Triệu Thị Huyền (Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Yên Bái) nói mô hình ✤Kiểm toán Nhà nước đang được phân theo khu vực. Trong đó mỗi khu vực kiểm toán thường xuyên với một địa bàn. "Vậy mô ꧋hình tổ chức ♏này có đảm bảo độc lập, khách quan và liệu có nảy sinh mỗi quan hệ giữa kiểm toán khu vực và các địa phương không?", bà đặt câu hỏi.
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho rằng việc phòng chống tham nhũn⭕g, tiêu cực trong ngành luôn là nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng nhất. Thực hiện quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng tiêu cực, ông Tuấn cho biết Kiểm toán Nhà nước làm rất mạnh trong luân chuyên, luân phiên điều động cán bộ.
Trong 2-3 năm, Kiểm toán Nhà nước chỉ đạo luân phiên, luân chuyển trong công tác kiểm toán và chỉ đạo kiểm toán từng địa phương và khu vực. Trong đó có luân chuyển từ trụ sở chính về khu vực hoặc trong nội bộ khu vực; luân chuyển địa bàn, luân💟 chuyển lĩn🌠h vực.
"Như vậy hạn chế được quan hệ thân hữu, giúp hạnও chế tham nhũng, tiêu cực", ông Tꦍuấn nói.
-
9h20
Báo cáo kiểm toán là đầu vào đẩy nhanh điều tra tham nhũng
Bà Nguyễn Thị Yến Nhi, Phó trưởng đoàn tỉnh Bến Tre đặt vấn đề 19 vụ án được Kiểm toán Nhà nước chuyển sang cơ quan điều tra vì có dấu hiệu tham nhũng. Dẫn báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, rằng cơ quan này phát huy vai trò ở khía cạnh phòng ngừa, số vụ 💦chuyển cơ quan điều tra còn hạn chế. "Từ những hạn chế trong thực tại của Kiểm toán Nhà nước, giải pháp gì để khắc phục thời gian tới?", bà hỏi.
Tổng kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho hay, 5 năm qua, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện kiểm toán và phát hành 1.345 báo cáo tài chính, trong đó kiến nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan công an 1🐬9 vụ án.
"Phương châm của kiểm toán là thận trọng, phải chín, phải rõ mới chuyển, nhưng không có nghĩa vai trò phòng chống tham nhũng của kiểm toán bị giảm đi", ông nói🐈, thêm rằng nhiệm vụ quan trọng của Kiểm toán Nhà nước là cùng cơ quan chức năng điều tra đưa ra ánh sáng các đối tượng vi phạm.
Cũng theo Tổng kiểm toán Nhà nước, hơn 1.600 hồ sơ báo cáo tài liệu được cơ quan này cung cấp cho các cơ quan thanh tra, kiểm tra. Đây l☂à tài liệu đầu vào để cơ quan chức năng đẩy nhanh điều tra truy tố, xét xử đối tượng tham nhũng. Ông nói, tới đây sẽ phối hợp kịp thời, đôn đốc để nâng cao chất lượng 🍸báo cáo kiểm toán.
Chưa hài lòng phần trả lời của Tổng kiểm toán Nhà nước, bà Nhi tranh luận. Bà cho rằng bản thân không nhận định con số này là ít, bởi kiểm toán chỉ chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra khi c🍌ó dấu hiệu vi phạm. Đại biểu nhắc lại báo cáo và đề nghị được biết giải pháp của Kiểm toán Nhà nước trong khắc phục hạn chế này.
Ông Tuấn nói tự nhận thấy chủ động chuyển 19 vụ việc so với 1.609 hồ sơ yêu cầu là còn ít, nên đây là hạn chế. Ông nói sẽ nâng cao chất lượng báo cáo kiểm toán, để thu thập🌠 bằng chứng, hỗ trợ việc điều tra thời gian tới.
-
9h15
30 năm qua chưa cán bộ Kiểm toán Nhà nước nào bị xử lý vì 'bỏ lọt vi phạm'
Đại biểu Hà Đức Minh, đoàn Lào Cai, nêu tình huống khi Kiểm toán Nhà nước vào kiểm toán mà không phát hiện sai phạm song khi cơ quan chức năng vào điều tra lại lộ ra nhiều sai phạm lớn. Ông Minh𒀰 đề nghị Tổng kiểm💃 toán cho biết trách nhiệm này thuộc về ai, tập thể hay cá nhân?
Trả lờiꦇ, ông Tuấn cho hay điều 68 Luật Phòng chống tham nhũng đã quy định rất rõ trách nhiệm của cơ quan kiểm toán vào cuꩵộc nếu không phát hiện sai phạm.
Theo ông, với báo cáo kiểm toán đã phát hành không nêu về sai phạm nhưng sau đó cơ quan chức năng vào làm cùng nội dung lại xác định có vi phạm. Trong tr🌃ường này ông Tuấn cho rằng sẽ tùy theo trách nhiệm mà xử lý, hìnhಞ sự hoặc hành chính. Khi đó sẽ làm rõ trách nhiệm tập thể hay cá nhân.
"Thế nhưng, gần 30 năm qua, Kiểm toán Nhà nước chưa có trường hợp nào bị xử l꧙ý như vậy", ông Tuấn nói.
-
9h10
67.000 tỷ đồng Kiểm toán kiến nghị chưa thể thu hồi
Đại biểu Ma Thị Thúy (Phó đoàn Tuyên Qua♒ng) nói số tiền kiến nghị chưa thu được nguyên nhân do đơn vị được kiểm toán chiếm tỷ lệ còn cao (59%), cho thấy việc chưa thực hiện nghiêm túc kết luận của kiểm toán.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó trưởng đoàn tỉnh Quảng ♚Ninh cũng đề cập tới nhiều kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước chưa được thực hiện, kéo dài nhiều năm. Chẳng hạn, còn 67.513 tỷ đồng chưa được thực hiện, 172 nội dung văn bản chưa được sửa đổi... "Nguyên nhân tồn tại này, trách nhiệm thuộc cơ quan đơn vị nào?", bà hỏi.
Trả lời các đại biểu, Tổng kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn nói 4 nhóm nguyên nhân, trong đó trên 50% thuộc về trách nhiệ🅰m của đối tượng được kiểm toán; 24% thuộc bên thứ 3. Có 26% thuộc về nguyên nhân khác khiến kết luận kiểm toán chưa được thực hiện. Còn trách nhiệm của kiểm toán ở khía cạnh này chỉ 0,4%.
"Trách nhiệm chậm trễ thực hiện kết luận kiểm toán chủ yếu thuộc về đơn vị được kiểm toán", ông nói, dẫn Ngh𒁃ị quyết 74 của Quốc hội, rằng vướng mắc chủ yếu ở💦 khâu tổ chức thực hiện và ý thức, tinh thần trách nhiệm đùn đẩy sợ trách nhiệm của một số đơn vị.
Về giải pháp, ông Tuấn cho hay, Kiểm toán Nhà nước sẽ nâng cao kết 📖luận kiến nghị kiểm toán để "kiến nghị thật đúng, trúng, giúp các đơn vị thực hiện". Cơ quan này cũng công khai danh sách cá nhân, tổ chức chưa thực hiện kiến nghị kiểm toán.
Riêng với đơn vị được kiểm toán, ông cho rằng cần phát huy vai trò người đứng đầu, bởi "ở đâu người đứng đầu qua🅠n tâm thì kết luận thực hiện kiểm toán sẽ đạt như mon👍g muốn".