💃Ban đầu, cô gái 32 tuổi ở Hà Nội định không xóa vì sợ sẹo. Mỗi lần ra ngoài, Tuyết đều mặc áo che kín lưng. Nhưng gần đến ngày cưới, Tuyết biết hình xăm này không thế giấu được chồng nên vội tìm nơi xóa. Tuyết được báo giá 10 triệu đồng, cam kết sau 4-5 lần bắn laser sẽ sạch mực.
♉Cô nói dù đã dùng thuốc tê nhưng tia laser lướt đến đâu, cơn bỏng rát đau thấu xương kèm mùi khét khi bị đốt trên da cảm nhận một cách rõ ràng. Chỗ xăm sau xóa được thay thế bằng vết sẹo lớn. "Thà như thế còn hơn để chồng và bố mẹ chồng biết trên lưng có tên người yêu cũ", cô nói.
💃Thanh Hùng, 25 tuổi, ở Nghệ An, cũng phải đi xóa hình xăm rồng - phượng khổ lớn lên bả vai để chuẩn bị sang Nhật Bản xuất khẩu lao động. "Đó là một hành trình dài, đầy ám ảnh khi lớp da biến dạng, sần sùi nhưng vẫn không thể đẩy hết mực ra ngoài", chàng trai nhớ lại.
💖Tháng hai lần, Hùng đến tiệm xóa xăm gần nhà. Kết thúc liệu trình nửa năm, hình xăm mờ hơn nhưng phần da trên bả vai lồi lõm, đổi màu. Muốn xóa sạch, anh tiếp tục đăng ký thêm hai đợt nữa. Tổng chi phí hơn 30 triệu đồng.
🌳"Xăm đau một thì xóa xăm đau gấp trăm lần. Chẳng khác nào rạch da để hút mực", Hùng nói.
📖Cùng với trào lưu đi xăm hình đang nở rộ vài năm qua, số người tìm mọi cách xóa xăm như Tuyết, Hùng cũng không ít. Chị Vũ Giang, một thợ xóa xăm có tiếng tại Hà Nội, cho biết sau 5 năm mở dịch vụ nhu cầu xóa xăm hiện tăng 5-7 lần. Khách tìm đến vì nhiều lý do như bố mẹ yêu bắt xóa, chán vì thấy không còn đẹp, từng xăm hình đôi với người yêu cũ hoặc đi xuất khẩu lao động. Khách của Giang đa phần là nữ trong độ tuổi 18-30.
🗹Sau hai năm dịch, chị Giang cho biết lượng khách đến xóa hình trước khi đi lao động nước ngoài tăng đột biến, chiếm gần 40%. Chi phí dao động từ vài trăm nghìn đến vài chục triệu đồng, tùy kích thước, thời gian và chất lượng mực xăm. Những tháng cao điểm, cửa hàng tiếp nhận gần 30 khách đến xóa và đang tiếp tục tăng mạnh.
🦩Trên mạng xã hội cũng có hàng chục hội chia sẻ kinh nghiệm xóa xăm với nhiều phương pháp khác nhau. Nhóm nhiều nhất có hơn 53.000 thành viên. Dưới các bài đăng tìm địa chỉ xóa xăm uy tín là hàng chục các quảng cáo "xóa không đau", "xóa không để lại sẹo chỉ sau một lần làm".
🌃Việt Nam chưa có thống kê về số người xăm, xóa xăm nhưng bác sĩ Phạm Duy Linh, Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện đa khoa Đức Giang (Hà Nội), cho biết ngành công nghiệp xóa xăm thẩm mỹ đang bùng nổ. Phân tích của hãng nghiên cứu thị trường toàn cầu Allied Market Research, giá trị thị trường ngành xóa hình xăm được dự báo đạt gần 800 triệu USD vào năm 2027, tăng mạnh từ khoảng 500 triệu USD vào năm 2019.
♛Chuyên gia văn hóa Nguyễn Ánh Hồng, giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhận định xu hướng xăm hình ngày càng phát triển, được nhiều người trẻ Việt hưởng ứng nhưng tư tưởng xưa và nay có sự khác biệt. Thời Văn Lang - Âu Lạc, nam giới xăm hình thay thế áo giáp để ẩn mình trước kẻ thù khi cởi trần, đóng khố. Đến nhà Lý, Trần tục lệ này lại trỗi dậy, thể hiện văn hóa hướng về cội nguồn và ý chí bảo vệ độc lập dân tộc.
﷽Nhưng người trẻ ngày nay lại xăm hình với mục đích khác. Một số muốn lưu dấu ấn, thể hiện cá tính. Không ít người lại đua đòi, chạy theo trào lưu, muốn xăm hình để thể hiện quyền uy vô tình tạo ra sự dị hợm, khác biệt.
ꦗ"Bồng bột đi xăm hình không suy nghĩ kỹ khiến nhiều người phải xóa xăm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống hôn nhân, gia đình, thậm chí là đánh mất tương lai vì phút bốc đồng của tuổi trẻ", bà Hồng nói.
ꩵThanh Hùng là một trong số đó. Ngay cả khi đã xóa hình, chàng trai 25 tuổi vẫn bị nhà tuyển dụng nước ngoài từ chối vì có sẹo trên da. Anh cũng liên tục bị các doanh nghiệp trong nước đánh trượt khi thấy phần da từ bả vai xuống tay chi chít sẹo. Hùng hiện làm việc trong xưởng cơ khí ở quê với mức lương 5 triệu đồng.
🎶Chị Đoàn Hà, người có kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, cho biết Hùng nằm trong số hơn 90% người có hình xăm bị các đơn vị tuyển dụng nước ngoài đánh trượt. Các trường hợp đã xóa cũng khó được chấp nhận bởi phần da từng đốt laser bị biến dạng, rất ghê rợn.
♋"Các ông chủ nước ngoài luôn cho rằng người xăm hình thường là dân xã hội đen, đua đòi ăn chơi. Việc giỏi chịu đau lúc xăm hay xóa đều chứng tỏ đối phương là người lì lợm, khó bảo nên không muốn nhận", chị Hà nói.
🥀Hồng Hạnh, 24 tuổi, ở Bắc Giang, cũng xăm hình mỗi khi tâm trạng bất ổn để giải tỏa. Nhưng việc con gái sở hữu 8 hình xăm lộ ở tay, cổ, vai khiến bố mẹ Hạnh bị họ hàng chỉ trích. Họ cho rằng con gái xăm hình là ngỗ ngược, thiếu đoan chính, có lối sống không lành mạnh. Mẹ của người yêu tuyên bố "cấm con trai lấy người xăm trổ". Sau nhiều tháng suy nghĩ, cuối năm ngoái cô đi xóa xăm.
🌼Kinh phí eo hẹp khiến Hạnh tìm đến các cơ sở xóa chui. Nhưng cô không ngờ sau 2 lần bắn laser điện, vị trí xăm xuất hiện sẹo lồi lớn, gây biến dạng co kéo, rất mất thẩm mỹ. Cuối cùng, cô gái 24 tuổi phải đến bệnh viện uy tín cầu cứu, được bác sĩ chỉ định cắt bỏ sẹo lồi, giải phóng co kéo và ghép da che phủ từ vùng bụng.
𒈔Theo bác sĩ Linh, số trường hợp xóa hỏng buộc phải đến bệnh viện can thiệp như Hồng Hạnh không ít. Việc xóa xăm tại các cơ sở không uy tín, chất lượng kém, dụng cụ không đảm bảo vô khuẩn có thể gây bệnh lây truyền về đường máu, nhiễm trùng viêm da. Về lâu dài để lại sẹo lồi, sẹo xấu, da co kéo, rối loạn nhiễm sắc tố, nhiễm trùng da, đổi màu mực xăm gây ảnh hưởng đến sức khỏe, rất khó điều trị.
🌊Trước thực trạng trên, bác sĩ khuyến cáo người dân không nên tin theo lời cam kết xóa xăm giá rẻ trên mạng xã hội. Nếu có nhu cầu xóa, sửa cần đến các cơ sở uy tín, bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và tiến hành biện pháp phù hợp.
🌜"Xăm thẩm mỹ không xấu nhưng đưa ra quyết định cần phải suy nghĩ kỹ lưỡng, phù hợp với môi trường xã hội đang tham gia. Khác với quần áo có thể thay đổi, hình xăm sẽ theo bạn cả đời, nên đừng để một phút bốc đồng hủy hoại cuộc sống của chính bạn", chuyên gia văn hóa Ánh Hồng khuyên.
Quỳnh Nguyễn