Trong lúc châu Á - Thái Bình Dươn🍨g chật vật đối phó với làn sóng tăng trở lại số ca nhiễm nCoV, việc xuất hiện những ca nhiễm không rõ nguồn gốc, không rõ cách thức lây lan đang khiến chính phủ các nước không khỏi lo lắng. Những bệnh nhân này không có bất kỳ mối liên hệ nào với các ca nhiễm được xác định trước đó hay bất kỳ ổ dịch nào, cho thấy sự tồn tại củ🐻a những chuỗi lây nhiễm ẩn.
Số lượng ngày càng tăng những ca nhiễm như vậy buộc các chính quyền, như Australia hay Hong Kong, phải thực hiện các biện pháp quyết liệt và rộng rãi hơn, đưa toàn bộ thành phố trở lại tình trạng giống như bị phong ඣtỏa.
"Bạn khó lòng ngăn chặn virus lây lan bởi bạn không bi💮ết nó sẽ bùng phát ở đâu tiếp theo", Dương Công Hoán൲, cựu phó tổng giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, nói. "Càng có nhiều ca nhiễm không rõ nguồn gốc, việc ngăn chặn virus lây lan càng trở nên khó khăn".
Trái lại, ở những nơi mà số ca nhiễm không rõ nguồn gốc thấp, như Hàn Quốc hay Nhật Bản, chính quyền có thể phần nà🍒o thư giãn dù tổng số ca nhiễm mới mỗi ngày lên tới hàng trăm. Những nước này có thể áp dụng cách tiếp cận nhắm mục tiêu và nhanh chóng, đóng cửa trường học hay nơi làm việc khi phát hiện ổ dịch, trong khi vẫn cho phép những cộng đồng dân cư khác tiếp tục cuộc sống bình thường.
Số lượng ca lây nhiễm không rõ nguồn gốc sẽ là một chỉ dấu cho thấy liệu nơi nào có nhiều khả năng tái bùng dịch và người dân ở đâu cần chuẩn b𒁏ị tinh thần đối diện lệnh tái phong tỏa.
Hong Kong đã trải qua ba tháng tương đối yên bình trước khi một đợt lây nhiễm nghiêm trọng mới bùng ꩵlên hồi đầu tháng. 1/2 các ca lây nhiễm đều "không rõ nguồn gốc", cho thấy virus đang hiệnܫ diện ở mọi ngóc ngách của đặc khu.
Hong Kong đã phản ứng rất nhanh chóng, tái áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt nhất đối với 7,5 triệu dân. Trường học được yêu cầu nghỉ hè sớm. Quán bar, phòng gym và bãi biển đều phải đóng cửa. Các sự kiện tụ tập nơi 🐎công cộng bị giới hạn tối đa 4 người và ai không đeo khẩu trang trên phương tiện gi♏ao thông công cộng sẽ bị phạt 645 USD.
Tại Nhật, giới chức nước này dùng khái niệm "ca bệnh không rõ đường lây nhiễm" để chỉ những trường 🐼hợp nhiễm nCoV không xác định được nguồn gốc. Những ca bệnh như vậy xuất hiện từ khoảng m🌼ột tháng trước. Ban đầu, chúng chiếm tỷ lệ tương đối thấp, khoảng 1/5 tổng số ca nhiễm. Do đó, chính phủ chỉ phản ứng ở mức độ vừa phải, tiếp tục mở cửa kinh tế và xã hội.
Nhưng số ca nhiễm không rõ nguồn gốc đang tăng lên khoảng 45%, gióng lên hồi chuông cảnh báo. Chính phủ Nhật Bản không có quyền lực pháp lý buộc các doanh nghiệp đóng cửa nhưng tình hình hiện nay khiến Bộ trưởng Kinh tế Yasutoshi Nishimura phải đưa ra cảnh báo mạnh mẽ đối với các câu lạc bộ đêm, nhấn mạnh một số cơ sở có thể sẽ bị yêu cầu đóng cửa nếu không tuân⭕ thủ các hướng dẫn an toàn.
Ngày 15/7, Tokyo nâng cảnh báo lên mức cao nhất trong thang 4 cấp độ, kꦡhuyến cáo người dân cẩn trọng trong hành vi nhằm ngăn ngừa virus lây lan.
"Chúng ta𓃲 cần đảm bảo rằng đợt sóng này không lan rộng và khiến chính quyền phải ban bố tình trạng khẩn cấp", Bộ trưởng Nishimura hôm 14/7 nói.
Hàn Quốc từng được ca ngợi vì thành công trong nỗ lực kiểm soát dịch bệnh thông qua xét nghiệm nhanh chóng và quyết liệt truy dấu nguồn lây, giúp họ không phải áp dụng biện pháp phongꩲ tỏa và vẫn bình tĩnh trước khả năng dịch có thể tái bùng phát.
Điều này có được nhờ thực tế là chỉ 1/5 số ca nhiễm mới tại Hàn Quốc trong hai tuần đầu tháng 7 là những ca khôn🎃g rõ nguồn gốc.
Dù chính phủ đã áp dụng hệ thống kiểm soát r🔴a vào tại những khu vực nguy cơ cao như phòng gym hay câu lạc bộ đêm, Hàn Quốc vẫn chưa cần dùng đến các biện pháp hạn chế rộng rãi hơn nhằm giới hạn di chuyển của người dân, bất chấp việc số ca nhiễm mới mỗi ngày đang dao động từ 30 - 60, đôi khi cao hơn cả Hong Kong.
"Hàn Quốc có rất ít điểm nóng lây nhiễm không thể giải thích", Yang nói. "Nhưng nếu chúng xuất hiện, họ nên 🅷bắt đầu cảm thấy lo lắng về tương lai".
Tại Australia, 5 triඣệu người dân Melbourne đang phải sống dưới lệnh phong tỏa bắt buộc kéo dài 6 tuần do đợt bùng phát nCoV mới ở bang Victoria. 51% số ca nhiễm mới không rõ nguồn gốc và đang được điều tra. Virus đã lan tới Sydney, làm dấy lên lo ngại rằng thành phố lớn nhất Australia sẽ trở thành ổ dịch mới.
Vũ Hoàng (Theo SCMP)