Nghiên cứu mới nhất của McKinsey Global Institute cho thấy khu vực châu Á chiếm 🌊52% tăng trưởng doanh thu của các công ty công nghệ toàn cầu; 43% vốn khởi nghiệp; 51ꦯ% chi tiêu cho R&D và 87% đơn đăng ký bằng sáng chế trong 10 năm qua. Bốn trong số 10 công ty công nghệ hàng đầu thế giới đến từ châu Á.
Tuy nhiên, không phải quốc gia châu Á nào cũng là điểm sáng công nghệ. Vẫn có khoảng cách nhất định trong từng quốc gia. Ví dụ, Ấn Độ là thị trường lớn nhưng có ít công ty công nghệ hơn các quốc gia khác. Trong khi Việt Nam là thị trường mới nổi, thu hút nhiều nhà máy sản xuất lớn của Samsung, Foxconn...
Theo Jonathan Walzer, Giám đốc cấp cao của McKinsey Global Partner, Trung Quốc đang sở hữu 26% kỳ lân công nghệ (công ty khởi nghiệp trí giá trên 1 tỷ USD) của thế giới. Đây cũng là quốc gia tiên phong trong lĩnh vực khởi nghiệp của khu vực dù vẫn cần dựa vào công nghệ lõi của nước ngoài. Ngược lại, Hàn Quốc, Nhật Bản không có nhiều công ty khởi nghi꧂ệp nhưng lại là nguồn dự trữ tri thức phong phú và nắm giữ nhiều công nghệ quan trọng của thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực chip.
Đằng sau sự trỗi dậy mạnh mẽ trong một thập kỷ qua, các nước châu Á vẫn còn đầu tư khá ít vào đổi mới. Chuỗi cung ứng công nghệ của châu Á cũng đang thay đổi để thích ứng và phát triển. Những hiệp định đối tác kinh tế toàn diện hoặc quan hệ🍰 khối đóng vai trò quan trọng trong quá trình định hình nên bộ mặt công nghệ của kꦐhu vực.
Tuy nhiên, hợp tác giữa các quốc gia chỉ là bước đầ♏u. "Chính phủ cũng cần tăng cường hợp tác với các công ty công nghệ trong nước để thúc đẩy các mục tiêu về chuyển đổi số, năng lượng tái tạo, AI, 5G mạnh mẽ hơn", 🌌Walzer nhận định
Sức mạnh của quá trình hợp tác công - tư này phát huy tác dụng ngay trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành. Công nghệ truy vết các bệnh nhân tiếp xúc gần F0 ở Hàn Quốc, Việt Nam. Mã QR y tế ở Trung Quốc, Singapore đã giúp chính phủ nhanh chóng khoanh vùng, k👍iểm soát dịch bệnh. Châu Á cũng hình thành nhiều mô hình mới cho phép hợp tác, chia sẻ hệ sinh thái kỹ thuật số, giúp các công ty khởi nghiệp có thể tiếp cận nhanh tài nguyên chung và đảm bảo luồng thông tin được liền mạch.
Các công ty công nghệ châu 💯Á chưa thể bắt kịp và cạnh tranh được các quốc gia phương Tây trong một số lĩnh vực 🥀công nghệ lâu năm, như thiết kế bán dẫn, phần mềm, hệ điều hành. Nhưng họ đã vươn lên vị trí lãnh đạo ở một số lĩnh vực khác.
90% smartphone của thế giới được sản xuất ở châu Á. Nhà máy sản xuất lớn của Samsung, Foxconn đều đặt ở Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc... Các thương hiệu châu Á như Samsuౠng, Huawei cũng có nhiều bằng sáng chế🍸 mới, đi đầu trong nhiều lĩnh vực như việc Samsung ra mắt smartphone màn hình gập từ hai năm trước.
Tương tự, châu Á cũng đang đi đầu trong việc phát triển và triển khai mạng 5G. Bốn trên năm công ty châu Á nắm giữ hầu hết bằng sáng chế 5G. Một số quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc còn tự chủ công nghệ, sản xuất được những smartphone 5G sớm bậc nhất thế giới. Cá🌄c quốc gia châu Á cũng tận dụng lợi thế sẵn có của mình trong việc đón đầu ngành công nghiệp pin cho xe điện, hơn một nửa bằng sáng chế về pin thể rắn trên thế giới được sử dụng ở châu Á.
Vị trí địa lý, tính đặc thù của khí hậu cũng♑ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các quốc gia trong khu vực này. Từ những đợt khô hạn kéo dài đến lũ lụt quy mô lớn, chính phủ các nước châu Á đang ngày càng quan tâm đến việc sử dụng năng lượng tái tạo. Công suất lắp đặt năng lượng mới ở châu Á đạt 45%, cao hơn nhiều so với khu vực châu Âu (25%) và Bắc Mỹ (16%). Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự đoán thị phần của châu Á sẽ tăng lên 56% vào năm 2040. Với việc đầu tư lớn vào R&D, cơ sở hạ tầng và giải pháp công nghệ mới, châu Á có thể sớm cân bằng được các rủi ro khó hậu và vươn lên vị trí dẫn đầu.
Theo tính toán của McKinsey Global Institute, dưới sự thay đổi về chất lượng và tốc độ trao đổi công nghệ giữa ℱTrung Quốc và phần còn lại của thế giới, nhiều thị trường công nghệ cao, bao gồm xe điện, pin lưu trữ và màn hình phải dựa vào châu Á để đi ra toàn cầu.
Khương Nha