Tấm ảnh cậu bé Syria 3 tuổi Aylan nằm úp mặt bất động trên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ, khi đang cùng bố mẹ và anh trai tìm đường sang châu Âu, dấy lên sự đau xót khắp thế giới, và c𒐪hâm ngòi những lời chỉ trích đối với chính sách đối với người tị nạn/di cư mà châu Âu đang áp dụng.
Hẹp hòi
Hôm 4/9, các quan chức Liên Hợp Quốc chỉ trích các nước châu Âu về cách phản ứng của họ đối với cuộc khủng hoảng nhập cư đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn khắp khu vực, cũng như sự lúng túng của các chính trị gia trong việc tìm giải pháp căn bản cho vấn đề, CNBC đưa tin.
"Vấn đề thực sự ở đây nằm ở các🐓 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), những nước chưa sẵn sàng nhận ra thực tế căn bản là nếu họ không tìm ra giải pháp để mọi người cùng chia sẻ trách nhiệm và thể hiện sự đoàn kế🌞t, tình hình sẽ không thể cải thiện được", ông Peter Sutherland, đại diện đặc biệt của tổng thư ký Liên Hợp Quốc về vấn đề di cư quốc tế, nói.
"Nếu ai cũng nghỉ ngơi phía sau biên giới và tuyến phòng thủ của mình, thảm ܫhọa sẽ vẫn tiếp diễn và trở nên tồi tệ".
Ông Antonio Guterres, thuộc Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người tị nạn, tuyên bố rằng một châu Âu chia rẽ về chính sách nhập cư chỉ có lợi cho bọn buôn người, Reuters cho hay. Ông Guterres kêu gọi EU nỗ lực hơn nữa để giúp đỡ người tị nạn, trong đó có rất nhiều người ༒phải rời bỏ nhà cửa ở các vùng chiến sự để đi tìm cuộc sống tốt đẹp hơn tại châu Âu.
Số người tị nạn cao kỷ lục đã đổ về biên giới châu Âu với hy vọng thoát khỏi những cuộc xung đột đẫm máu ở Trung Đông và Bắc Phi. Cơ quan biên giới châu Âu ghi nhận 340.000 vụ vượt biên bất hợp pháp vào EU chỉ trong vòng 7 tháng đầu năm nay.ဣ Hơn 300.000 người đã mạo hiểm mạng sống tìm cách vượt Địa Trung Hải để tới châu Âu, Cơ quan Tị nạn Liên Hợp Quốc cho biết, và hơn 2.500 người đã thiệt mạng hoặc mất tích trên hành trình này.
Thế nhưng khi đặt chân được đế⭕n châu Âu, họ phải đối mặt với một thực tế phũ phàng rằng có rất ít nơi chào đón họ. Ông Sutherland đã chỉ trích mạnh mẽ các quốc gia EU như Slovakia khi họ thẳng thừng tuyên bố rằng sẽ không tiếp nhận bất cứ người tị nạn phi Công giáo n💙ào.
"Tôi không thể tin được rằng nhiều nước Trung và Đông Âu tuyên bố sẽ không chấp nhận những người tị nạn không theo Công giáo, bởi nó không đúng với những giá t🎃rị mà chúng🐼 ta đều chia sẻ. Điều đó là không chấp nhận được", ông nhấn mạnh.
Một thành viên EU khác là Hungary cũng bị chỉ trích nặng nề vì xây dựng hệ thống 🌄hàng rào dây thép gai cao 4 mét dọc biên giới và phong tỏa nhà g🎐a chính ở thủ đô Budapest, ngăn chặn dòng người tị nạn đặt chân đến phần còn lại của châu Âu.
Các quốc gia châu Âu ven bờ Địa Trung Hải như Italy và Hy Lạp cũng đang chật vật đối phó với dòng người di cư khổng lồ đổ bộ bằng đường biển. Đây là một thử thách đặc biệt khó khăn cho Hy Lạp, đất nước đang phải cố gắng xoay xở với cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị của riêng mình. Theo Cơ quan Tị nạn Liên Hợp Quốc, 2/3 số người tị nạn vượt biển Địa Trung Hải để tới châu Âu trong năm nay đều đổ bộ lên Hy 🐼Lạp. Tình hình khó khăn đến mức Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis phải tuyên bố đây là một cuộc "khủng hoảng nhân đạo".
Ông David Miliband, cựu ngoại trưởng Anh và hiện là chủ tịch Ủy ban Cứu nạn Quốc tế, đã coi cách phản ứng của châu Âu đối với cuộc khủng hoảng tị nạn hiện nay là "thiển cận và hẹp hòi", tờ Time đưa tin. Cho đến nay, các lãnh đạo EU vẫn chưa thể thống nhất việc ai sẽ là thành viên chịu gánh nặng lớn nꦰhất trong cuộc khủng hoảng tị nạn này.
"Phần lớn các nước châu Âu đều giả vờ như đây là vấn đề của ng🧜ười khác. Thủ tướng Hungary còn cho rằng vấn đề người nhập cư này là của Đức… Cách xử lýꦿ của châu Âu đối với vấn đề này là khá yếu kém, và tôi cho rằng các lãnh đạo EU giờ đây cần phải nỗ lực để bù lại thời gian đã mất", ông Miliband tuyên bố.
Giải pháp 'muối bỏ bể'
Theo𓆏 ông Miliband, EU hiện nay cần phải thực hiện chính sách toàn diện hơn với vấn đề người nhập cư, trong đó có ba điểm quan trọng. Thứ nhất, họ phải tìm cách chia sẻ với nhau trong việc tiếp nhận người nhập cư. Thứ hai, EU cần có cách thức đăng ký và phân loại người nhập cư phù hợp hơn, nhằm xác định rõ đâu là người tị nạn chạy trốn chiến tranh, đâu là người nhập cư kinh tế muốn có cuộc sống tốt hơn và không được hưởng quy chế tị nạn. Thứ ba, châu Âu cần tích cực hơn trong việc hỗ trợ các quốc gia xung quanh vùng chiến sự Syria, như Lebanon, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq, những nước đang không thể đối phó với làn sóng 4,5 triệu người tị nạn tràn ra khỏi Syria trong vòng 4 năm qua.
Theo Miliband, điểm của châu Âu cho rằng mình đang phải nhận lấy gánh nặng quá lớn trong vấn đề này là không đúng. Ông chỉ ra một thực tế là 86% người tị nạn trên thế giới đang tập trung ở các nước nghèo, các quốc gia đang phát triển, chứ không phải Mỹ hay♉ châu Âu.
Lebanon, quốc gia có 4,5 triệu dân, đang phải tiếp nhận tới 1,6 triệu người tị nạn. Thổ Nhĩ Kỳ là điểm đến của gần 2 triệu người tị nạn. 700.000 người chạy loạ🤡n đang tập trung ở Jordan, nước có 6,5 triệu dân. Nói cách khác, chính những quốc gia đang phát triển nà✅y mới là những nơi phải hứng chịu cuộc khủng hoảng tị nạn lớn nhất.
Trước sức ép ngày càng lớn ꦺtừ dư luận, mới đây Áo và Đức📖 tuyên bố sẽ tiếp nhận thêm hàng trăm người tị nạn đang bị mắc kẹt tại nhà ga ở thủ đô Budapest của Hungary, tuy nhiên nỗ lực này chỉ như "muối bỏ bể" so với hàng chục ngàn người di cư khác vẫn đang trong hành trình tìm "miền đất hứa".
Lo ngại của châu Âu
Các nước châu Âu không phải là không có lý do khi quay lưng với dòng người tị nạn. Ngườ♛i dân nhiều nước châu Âu vẫn đang phải vật lộn với nền kinh tế khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp cao🎃, việc tiếp nhận một lượng lớn người tị nạn đồng nghĩa phải chi khoản chi phí không nhỏ để chăm sóc, bảo vệ họ.
"Quyết định của chúng ta đầu tiên phải có hiệu quả trong việc giúp đỡ những người thực sự cần, chứ không phải cho những kẻ muốn có cuộc sống tốt đẹp hơ𓃲n ở châu Âu", Thủ🦄 tướng Ba Lan Ewa Kopecz tuyên bố trong một cuộc họp báo tuần trước.
Tác động về chính trị, văn hóa và an ninh của làn sóng người nhập cư cũng là nguyên nhân khiến giới 🌜lãnh đạo châu Âu ngần ngại. Đa số những người Syria và Bắc Phi nhập cư đến châu Âu là những người theo đạo Hồi, gây lo ngại về khả năng xung độ𒀰t văn hóa, tôn giáo giữa với người dân bản địa. Châu Âu cũng lo ngại rằng những tổ chức khủng bố ở Trung Đông và châu Phi như Nhà nước Hồi giáo (IS), al-Qaeda có thể cài cắm các phần tử cực đoan vào dòng người nhập cư để chờ thời cơ thực hiện những vụ tấn công ngay trong lòng châu Âu.
Trí Dũng