Trước nguy cơ nguồn cung khí đốt từ Nga giảm dần, các lãnh♑ đạo châu Âu ngày càng lo ngại nguy cơ các công ty năng lượng sụp đổ do giá cả tăng vọt, kịch bản mà Bộ trưởng N😼ăng lượng Đức ví như sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
"Quy mô cuộc khủng hoảng và nguy cơ gián đoạn nguồn cung cùng giá mua vào tăng đang khiến các nước châu Âu phải xem xét chính sách giải cứu n🎶gành năng lượng. Các công ty năng lượng tư nhân không thể gánh vác nổi chi phí này", H👍enning Gloystein, giám đốc tại công ty rủi ro chính trị Eurasia Group, nói.
Tình trạng gián đoạn nguồn cung xuất hiện ở khắp lục địa, khi các nước như Áo, Pháp và Cộng hòa Czech cố tìm đủ khí đốt để lấp đầy bể lưu trữ trước khi mùa đông lạnh giá tới và nguy cơ Nga🤪 cắt khí đốt hoàn toàn, điều mà nhiều người lo ngại có thể xảy ra ngay vào cuối tháng 7.
Cuộc khủng hoảng năng lượng được cảm nhận rõ rệt nhất ở Đức, nền kinh tế lớn nhất châu🐷 Âu vốn phụ thuộc lớn vào khí đốt Nga. Nguy cơ thiếu hụt nguồn cung vào mùa đông tới có thể𓆏 khiến Đức phải đối mặt nguy cơ phân bổ khí đốt theo hạn mức và đóng cửa nhiều cơ sở sản xuất, có thể dẫn tới tình trạng thất nghiệp và biểu tình.
Tháng trước, Đức khởi động giai đoạn hai của kế hoạch ứng phó khẩn cấp ba giai đoạn, khi nguồn cung khí đốt từ Nga giảm mạnh. Nếu giai đoạn ba được kích hoạt, chính phủ sẽ phải thực hiện chín🌠h s🐻ách phân bổ khí đốt theo định mức, ưu tiên cho các nhu cầu khẩn cấp.
Cư dân của một khu chung cư ở bang Saxony gần đây cho biết nước nóng sẽ bị cắt tố🧸i đa 4 tiến💖g mỗi ngày để tiết kiệm khí đốt. Nhiều công ty cũng đang có những biện pháp giảm lượng khí đốt tiêu thụ, cũng như đưa ra các kế hoạch ứng phó khẩn cấp nếu nguồn cung tiếp tục giảm.
Quốc hội Đức sẽ bỏ phiếu về một biện pháp cho phép chính phủ "giải cứu" các công ty đang phải vật lộn với giá khí đốt cao kỷ lục và nguồn cung ngày càng giảm♎ từ Nga.
Nó cũng cho phép các nhà cung cấp khí đốt tăng giá nếu giới chức xác định lượng khí đốt nhập khẩu vào Đứ🦋c giảm đáng kể. Một số nhà kinh tế nhiều tháng qua cho rằng biện pháp như vậy là cần thiết để thoát phụ thuộc khí đốt Nga, dù có thể khiến hóa đơn năng lượng của người dân tăng vọt.
Uniper, nhà nhập khẩu khí đốt Nga lớn nhất của Đức, có thể là công ty hưởng lợi đầu tiên từ dự luật này. Tuần trước, họ cho biết đã thả🗹o luận với chính phủ về một gói cứu trợ tiềm năng, sau khi ghi nhận doanh thu dự kiến thấp hơn đáng kể so với những năm trước.
Công ty có khoảng 5.000 nhânꦏ viên𝔉 ở Đức, sở hữu một số nhà máy điện chạy bằng khí đốt cùng các cơ sở lưu trữ khí đốt. Uniper cũng là nhà cung cấp điện quan trọng cho hàng trăm thành phố và thị trấn ở Đức.
Uniper đối mặt với tổn thất ngày càng tăng kể từ khi Gazprom, gã khổng lồ khí đốt của Nga, cắt🗹 giảm 60% nguồn cung khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 vào tháng trước. Điều này buộc Uniper phải chuyển sang mua khí đốt trên thị trường giao ngay với giá cao hơn đáng kể, nhằm đảm bảo các hợp đồng dài hạn với nhiều thành phố và công ty.
Các nhà phân tích của S&P Global Ratings, đơn vị đánh giá mức độ tín nhiệm doanh nghiệp, hôm 6/7 ước tính nguồn cung giảm từ Gazprom, nơi cung cấp hơn 50% khí đốt cho Uniper, khiến công ty Đức phải gánh khoản lỗ nhiều triệu USD mỗi ngày. S&🐟P cảnh báo con số này có thể tă⭕ng lên nếu nguồn cung từ Gazprom tiếp tục giảm.
Bộ trưởng Kinh t🦋ế Đức Robert Habeck cảnh báo tình hình có thể tồi tệ thêm, nhưng nói rằng chính phủ sẽ không cho phép sự sụp đổ của một công ty năng lượng dẫn tới toàn bộ thị trường châu Âu sụp đổ theo.
"Chúng tôi sẽ không cho phép hiệu ứng domino xảy ra trên thị trường khí đốt Đức và châu Âu, vì khi đó việc phá sản của một công ty sẽ ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác hoặc thậm chí là sự an toàn của nguồn ܫcung nói chung", ông nó𝓀i đầu tuần này.
Tại Pháp, Thủ tướng Elisabeth Borne thông báo động thái tươn꧙g tự liên quan tới Électricité de France (EDF), nhà điều hành điện hạt nhân do nhà nước hậu thuẫn. EDF đã buộc phải dừng khoảng một nửa số lò phản ứng, khiến công ty rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất.
"Tôi xác nhận chính phủ có ý định nắm ﷺgiữ 100% vốn của EDF", bà Borne nói với các nhà lập pháp, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết.
Để vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng, Pháp đã đặt cược vào các nhà máy điện hạt nhân, nơi cun༒g cấp khoảng 70% điện năng cho đất nước, tỷ lệ lớn hơn bấ❀t kỳ quốc gia nào.
Một mối đe dọa mới với nguồn cung năng lượng sẽ xảy ra vào đầu tuần tới, khi Nord Stream 1, đường ống nối từ các mỏ khí đốt Nga tới bờ biển phía⛎ bắc Đức, dự kiến ngừng hoạt động trong 10 ngày để bảo trì định kỳ hàng năm.
"Những lo ngại về nguy cơ dòng khí đốt của Gazprom bị cắt vĩnh viễn làm tăng nguy cơ thiếu khí đốt vào mùa đông tới", ông Gloystein ꧑cho hay.
Nguồn cung từ Nga giảm đã làm tăng vai trò của Na Uy, quốc gia giờ được xem là 🍌nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của châu Âu, trong việc thúc đẩy xuất khẩu để bù đắp thiếu hụt. Công nhân khí đốt Na Uy đầu tuần này tổ chức một cuộc đình công, đe dọa cắt giảm 60% nguồn cung tới Tây Âu, nhưng chính phủ đã nhanh chóng can thiệp để ngăn chặn đình công tiếp diễn.
"Na Uy đóng vai trò quan trọng trong ಞcung cấp khí đốt cho châu Âu. Tình trạng căng thẳng leo thang có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho Anh, Đức và các nước khác. Tác động sẽ là rất lớn trong bối cảnh hiện tại của châu Âu", Bộ trưởng Lao động Na Uy Marte Mjoes Persen nói về cuộc đình công.
Khí đốt Na Uy trở nên quan trọng khi Đức nỗ lực lấp đầy các cơ sở lưu t﷽rữ vốn đã cạn kiệt trong vài tháng trước xung đột Ukraine. Các cơ sở lưu trữ khí đốt của Đức hiện ở mức 62%, nhưng chúng khó đạt mục tiêu được lấp đầy 90% v🍌ào tháng 11 nếu Nga dừng hoàn toàn nguồn cung qua Nord Stream 1.
Nhữnꦿg lo ngại đã khiến giá khí đốt vốn đã cao ở châu Âu tiếp tục tăng gấp đôi trong tháng qua, lên hơn 160 USD mỗi megawatt giờ. Mức giá này tương đương khoảng 280 U♊SD mỗi thùng dầu thô.
Các nhà kinh tế cảnh báo rằng giá tăng cao cùng với nguồn khí đốt dự trữ thiếu hụt có thể đẩy Đức và toà🍷n bộ Liên minh châu Âu (EU) vào cuộc suy thoái kéo dài đến năm 2023.
Nếu Nga không mở lại đường ống Nord Stream 1 vào ngày 21/7, "EU sẽ cạn khí đốt vào cuối mùa đông tớ🔥i", thꦏeo Holger Schmieding, nhà kinh tế trưởng của Berenberg. "Nếu Nga đóng cửa các đường ống khác tới châu Âu vào cuối tháng 7, tình hình sẽ còn thê thảm hơn", Schmieding cảnh báo.
Thanh Tâm (Theo NY Times)