Năm 2021, khi không còn đại dịch Covid-19, những cuộc đàm phán gay gắt với Anh hay một tổng thống Mỹ chống Liên minh châu Âu (EU) như Donald Trump, châu Âu cuối cùng cũng có thể tìm thấy không gian để꧙ giải quyết những vấn đề từ lâu đã làm suy yếu khối, son𝄹g đây không phải nhiệm vụ dễ dàng.
Ở mức độ nào đó, các cuộc khủng hoảng của năm 2020 đã giúp che mờ sự thiếu thống nhất đang ngày càng tăng ở châu Âu. Để hiện thực hóa mục tiêu về hội nhập sâu rộng﷽ hơn và trở thành một lực lượng toàn cầu theo đúng nghĩa của nó. EU sẽ phải đối mặt với hàng loạt thách thức, từ đoàn kết nội khối cho đến phối hợp xây dựng chiến lược thống nhất ứng phó Trung Quốc.
Sau nhiều 🥀tháng vất vả đàm phán, các quốc gia thành viên EU đã thống nhất về cả dự luật ngân sách dài hạn của toàn khối lẫn một gói hỗ trợ Covid-19 với tổng giá trị gần 2.000 tỷ USD. Những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh rất cần những khoản tiền này.
Tuy nhiên, hai quốc gia thành viên là Hungary và Ba Lan đã dành một khoảng thời gian đáng kể của năm 2020 để phản đối việc giải n൩gân các quỹ đó.
Chính quyền Thủ tướng Hungary Viktor Orban và Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki phản đối một điều kiện gắn kèm dự luật ngân sách, yêu cầu các quốc gia thành viên tuân thủ nguyên tắc pháp quyền của EU,✱ khiến kế hoạch ngân sách và gói hỗ trợ kinh tế, vốn được các nhà lãnh đạo khối th☂ống nhất hồi tháng 7, rơi vào bế tắc.
Điều này༒ không gây ngạc nhiên bởi cả hai nước này đều đang bị điều tra về những cáo buộc vi phạm cấp độ EU, từ việc đàn áp người chỉ trích chính phủ đến hủy hoại tính độc lập của cơ quan tư pháp.
Giữa cuộc khủng hoảng Covid-19, không ít người cũng lo ngại về việc nhiều quốc gia EU, bao gồm cả Hungary và Ba Lan, sẽ sử dụng những biện pháp chống𒐪 dịไch khẩn cấp nhằm hạn chế các quyền cơ bản của công dân.
Giới quan sát từ lâu đã suy đoán rằng Brussels sẽ cố gắng rꦯàng buộc ngân sách EU với việc tuân thủ pháp quyền của khối nhằm ngăn chặn các thành viên vi phạm. Nhưng làm điều này giữa một đại dịch khủng khiếp và nguy cơ suy thoái cận kề đã gia tăng sức mạnh của quyền phủ quyết mà mọi quốc gia thành viên EU được hưởng.
Trong trường hợp cụ thể n🌺ày, thái độ không khoan nhượng ở Bu✨dapest và Warsaw cuối cùng khiến Brussels phải thỏa hiệp. EU giờ đây bị nhìn nhận như đang vi phạm chính nguyên tắc do mình đặt ra.
"Hungary và Ba Lan có thể là hai trường hợp nghiêm trọng nhất. Nhưng nhiều quốc gia khác trong khối cũng đã phản đối quyền tự do dân sự suốt những năm q📖ua", Jakub Jaraczewski, quan chức pháp lý tại Tổ chức Báo cáo Dân chủ Quốc tế cho hay. "Ràng buộc trực tiếp pháp quyền với ngân sách của EU không phải một ý tưởng tồi. Nhưng nếu nhiều quốc gia đang vượt qua các ranh giới bằng cách cắt giảm quyền tự do của công dân và làm suy yếu quyền lực các thẩm phán thì bạn chắc chắn sẽ nhìn thấy các nước này ủng hộ lẫn nhau ở cấp độ EU, phá hoại toàn bộ mục tiêu chung".
Một số tiếng nói ওcó ảnh hưởng ở Brussels từng đề nghị thông qua dự luật ngân sách và gói hỗ trợ kinh tế mà không cần sự ủng hộ từ Hungary và Ba Lan. Tuy nhiên, cách tiếp cận này có nguy cơ mở ra một cuộc tranh cãi gay gắt khác trong EU: Liên minh nên đoàn kết ở mức độ nào.
Trước Brexit, không chỉ riêng Anh có các phong trào dân túy đòi rời EU. 4 năm trôi 💟qua, các đảng phái hoài nghi về EU giờ đây♎ không còn muốn rời khối nữa, thay vào đó, họ muốn tiếp quản nó.
"Rõ ràng là các cử tri của chúng tôi hiện không còn tìm lối tಌhoát khỏi EU nữa mà trọng tâm của chúng tôi là xây dựng cơ sở hỗ trợ cho các phong trào bài EU, ngăn nó đoàn kết hơn", Gunnar Beck, thành viên Nghị viên châu Âu thuộc đảng cực hữu Đức Alternative für Deutschland (AfD).
Beck tin rằng các phong trào bài EU có tiềm năng phát triển, 🌜ngay cả nếu mọi thứ có trở lại bình thường sau khi Anh hoàn tất Brexit và Joe Biden, một người ủng hộ EU, lên nắm quyền tổng thống Mỹ.
"EU đã rơi vào khủng hoảng liên tục kể từ năm 2010 và chưa thể giải quyết được bất kỳ vấn✅ đề nào, từ cuộc khủng hoảng eurozone, khủng hoảng nhập cư đến khủng h༺oảng Covid-19 hiện nay", ông nói.
2021 sẽ chứng kiế𒊎n 💞một số cơ hội để cho thấy Beck đúng hoặc sai.
Các cuộc bầu cử sẽ diễn𒁃 ra ở một số quốc gia thành viên, bao gồm Đức và Hà Lan, hai nước có ảnh hưởng lớn trong khối. Cả hai nước đều có những phong trào dân túy bài EU phát triển mạnh mẽ.
AfD là phe đối lập 🌜chính ở Đức, còn tại Hà Lan, Geert Wilders, chính trị gia thường được biết đến với biệt danh Trump của Hà Lan, sẽ đấu tranh cho vị trí lãnh đạo của đảng Tự do, đảng đối lập lớn nhất nước, do ông thành lập.
Nỗi lo sợ đối với những người ủng hộ EU không nằm ở việc các đảng cực hữu n🌸ày lên nắm quyền, mà ở việc họ có thể khiến các chính trị gia chính thống cảm thấy bị áp lực đến mức phải thuận theo tiếng nói của những người ủng hộ dân túy.
Đây chính xác là những gì diễn ra ở Anh, khi Nigel Farage, lãnh đạo đảng Brexit, gây sức ép lê⭕n phe bảo thủ đến mức họ không còn lựa chọn nào khác là tổ chức trưng cầu dân ý về việc rời 🍸EU.
Điều này khôn🔯g có gì mới lạ ở Hà Lan. Thủ tướng Mark Rutte từng gây tranh cãi trong cuộc bầu cử năm 2017 ♕khi ông viết một bức thư ngỏ chỉ trích người Hồi giáo và người nhập cư. Năm 2020, Rutte cũng chỉ trích các kế hoạch chi tiêu của EU, một động thái bất thường đối với một người theo chủ nghĩa tự do ở châu Âu.
4 năm nhiệm kỳ của Tổng thống Trump đã buộc châu Âu phải suy nghĩ nghiêm túc về mối quan hệ vớ🙈i Mỹ, trở t🅠hành động lực để EU quyết liệt hơn trong việc theo đuổi sự tự chủ về an ninh, kinh tế, chuỗi cung ứng cũng như vấn đề biến đổi khí hậu.
Trên thực ღtế, đây là nỗ lực nhằm biến EU trở thành một thế lực toàn cầu thứ ba, bên cạnh Mỹ và Trung Quốc.
"Người châu Âu lâu nay không hề ảo tưởng về việc Mỹ sẽ có m𒀰ột cách tiếp cận khác biệt hoàn toàn với Trung Quốc", Erik Brattberg, giám đốc Chương trình châu Âu tại Viện Carnegie ở Washington,ꦬ nhận xét. "Dù tin rằng Nhà Trắng sẽ trở nên dễ đoán hơn trước các vấn đề liên quan đến Trung Quốc và sẵn sàng phối hợp với các đối tác nhiều hơn (dưới thời Biden), họ vẫn sẽ không chấp nhận bị biến thành một quân cờ trong cuộc đấu giữa Bắc Kinh và Washington".
Mọi chuyện sẽ trở nên phức tạp cho các nước châu Âu nếu Biden yê🌺u 🎶cầu rằng họ phải cấm các công ty Trung Quốc hay châu Âu phải lên tiếng về vấn đề vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc.
Ý định của EU về v💟iệc hành xử độc lập với M✤ỹ trong mối quan hệ với Trung Quốc được thể hiện rõ nét hồi tuần qua, khi các lãnh đạo của khối ký một thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc, điều mà bất kỳ tổng thống Mỹ nào cũng không thể tưởng tượng được.
"Rất nhiều quốc gia châu Âu, đặc biệt là Đức, xuất khẩu một lượng lớn hàng hóa tới Trung Quốc và không muốn bị cắt đứt nguồn t🌱hu nhập này", Brattberg cho biết thêm.
Nếu một chính sách chung về ngoại giao không đủ cứng rắn, nỗ lực của Brussels nhằm hướng đến một chính sách an ninh và quốc phòng chung có thể gây ra chia rẽ lớn hơn, chuyên gia đánh⛦ giá.
Việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron muốn nhìn thấy châu Âu tự đảm đương tốt hơn an ninh của chính mình không phải điều gì bí mật. Cũng không phải bí m🦋ật khi các lãnh đạo ở Đức, Hà Lan, Bồ Đào Nha và nhiều nước khác đang cảm thấy vô cùng khó chịu trước viễn cảnh châu lục dồn tiền tăng cường tiềm lực quân sự để tự đảm bảo an ninh.
Nói tóm lại, nhiều 🧔quốc gia EU đang khá hài lòng với việc an ninh của họ được hỗ trợ bởi NATO và Mỹ, đồng thời có mối quan hệ ♛kinh tế sâu sắc với Trung Quốc và Nga. Khi EU tiếp tục đào sâu vào những cuộc thảo luận này, việc thuyết phục một số nước thay đổi là điều không dễ dàng.
Vũ Hoàng (Theo CNN)