Chỉ 24 giờ sau khi Ukraine giảm lưu lượng khí đốt tự nhiên qua lãnh thổ của mình vào cꦑhâu Âu, tập đoàn năng lượng nhà nước Nga Gazprom hôm 12/5 đóng đường ống Yamal - châu Âu chạy qua Ba Lan và ngừng chuyển khí đốt đến nhà ph🦋ân phối Gazprom Germania ở Đức.
Gazprom Germania vốn là công ty con tại Đức của Gazprom. Chính phủ Đức hồi tháng 4 tuyên bố kiểm soát Gazprom Germania để đảm bảo nguồn cung khí đốt, còn Gazprom thông báo rút 𓄧khỏi công ty này.
Hôm 11/5, Nga công bố lệnh trừng phạt 31 công ty năng lượng, chủ yếu là ở châu Âu, trong đó có Gazprom Ger𝓀mania và EuRoPol Gaz, nhà điều hành đường ống Yamal - châu Âu đoạn đi qua Ba Lan.
"Chúng tôi sẽ không có bất k𒉰ỳ mối quan hệ nào với những công ty này, họ chỉ đơn giản là bị cấm", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peဣskov nói.
Theo sắc lệnh đư𝐆ợc Tổng thống Vladimir Putin ký vào đầu tháng này, công dân và tổ chức Nga bị cấm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng hay ký kết giao dịch với các công ty trong danh sách trừn💮g phạt. Các tàu liên quan tới những công ty này cũng bị cấm cập cảng Nga.
Theo giới quan sát, dù mức độ ảnh hưởng của động thái khóa đường ống này không lớn, chỉ chiếm vài phần trăm lượng tiêu thụ khí đốt trên toàn châu Âu, mỗi lần nguồn cung bị ảnh hưởng là một lần tính dễ bị tổn thương của châu lục được bộc lộ, làm bật lên yêu cầu cấp thiết của Liên minh châu Âu (EU) phải thoát khỏi phụ thuộc năng lượng Nga💝.
"Giờ đây, chúng ta sẽ bắt đầu thấy những vấn đề khác nhau xuất꧙ hiện. Các chính phủ châu Âu cần hành động ngay lập tức bởi họ đang ở trong tình huống khẩn cấp", Simone Tagliapietra, chuyên gia cấp cao tại viện nghiên cứu Bruegel, trụ sở ở Brussels, Bỉ, cho hay.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết Nga không còn cung cấp khí đốt cho các công ty con của Gazprom Germania, nhưng "thị trường đang cung cấp các giải pháp thay thế". Ông khô🐟ng nói rõ những 🐈nguồn cung thay thế này đến từ đâu.
Theo dữ liệu từ Intercontinental Exchange, giá khí đốt tự nhiên giao sau tại Trung tâm TTF🐷 Hà Lan đã tăng 14% vào sáng 12/5, nhưng sa𓂃u đó quay đầu giảm trở lại.
Những diễn biến mới nhất này cho thấy Nga đang ngày càng cứng rắn trong chiến thuật sử dụng khí đốt làm công cụ gây sức ép với châu Âu, theo Anna Cooban, bình luận viên kỳ cựu từ CNN.
Tháng trước, Nga đóng nguồn cung tới Ba Lan và Bulgaria, hiện thực hóa cảnh báo của Tổng thống Vladimir Putin rằng Moskva sẽ cắt khí đốt tới c🤡ác quốc gia "không thân thiện" từ chối thanh toán hợp đồng bằng ruble.
Nga cung cấp khoảng 45% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của châu Âu năm 20💟21. EU đang đề xuất cắt giảm 66% lượng tiêu thụ khí đốt của Nga vào cuối năm nay, nhưng vẫn chưa đưa ra kế hoạch chi tiết về cách thức đạt được điều đó.
Dù chiến sự ở Ukraine đã diễn ra ♓hơn hai tháng, khí đốt từ Nga vẫn tiếp tục chảy tới châu Âu, phần lớn qua các đường ống trên lãnh thổ Ukraine. Nhưng vào cuối ngày 10/5, nhà điều hành hệ thống truyền dẫn khí đốt của Ukraine cho hay họ đã chặn các chuyến hàng khí đốt qua trạm trung chuyển Sokhranivka, nơi xử lý tới 32,6 triệu mét khối mỗi ngà🐼y. Con số này tương đương 1/3 lượng khí đốt của Nga chảy qua Ukraine đến châu Âu.
Nhà điều hành Ukraine cho rằng lực lượng Nga can thiệp vào điểm trung chuyển, đe dọa "tính ổn định cũng như an toàn trong hoạt động vận chuyển khí đốt của Ukraine", buộc họ phải chặn dòng khí đốt qua trạm Sokhranivka. Nga chưa bình luận về thông tin này. Không rõ khi nào dòng khí 🎐đốt chạy qua Sokhranivka sẽ được nối lại.
Tác động của động thái🎃 này đến nay vẫn còn hạn chế. Ukraine vận chuyển tổng cộng khoảng 30% lượng khí đốt của Nga cung cấp cho châu Âu, nhưng theo Cơ quan Tình báo Hàng hóa Độc lập (ICIS), đường ống qua trạm Sokhranivka c✨hỉ chiếm 2,3% tổng nguồn cung khí đốt của châu Âu.
Tom Marzec-Manser, trưởng bộ phận phân tích khí đốt ICIS, cho biết phản ứng nhẹ nhàng của thị trường chủ yếu nhờ vào mức dự trữ khí đốt vẫn còn cao, thời tiết ấm áp hơn và khối lượng nhập khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) cao kỷ lục vào châu Âu trong ꦿtháng trước.
Tuy nhiên, dòng chảy khí🐷 đốt qua trạm trung chuyển Sokhranivka bị chặn đã làm gia tăng tâm lý bất an trước viễn cảnh nguồn cung đến châu Âu thêm gián đoạn khi chiến sự tiếp tục căng thẳng, có thể khiến giá ﷽năng lượng vốn đã cao có thể tăng hơn nữa.
Kateryna Filippenko, nhà phân tích về nguồn cung khí đốt toàn cầu tại công ty tư vấnꦜ thị trường Wood Mackenzie, cho rằng động thái đóng vòi tại trạm Sokhranivka gây th✨iếu hụt khoảng 16 triệu mét khối khí mỗi ngày cho châu Âu.
Nhà điều hành khí đốt của Ukraine cho hay họ có thể tăng lưu lượng khí đốt tại một điểm trung chuyển khác ở Sudzha, nằm xa hơn về phía tây trên vùng lãnh thổ mà chính quyền Kiev 🀅kiểm soát. Nhưng Gazprom đã từ chối tăng công suất dòng chảy tại tuyến đường ống trên, giải thích rằng điều đó là "bất khả thi về mặt kỹ thuật."
Các nhà phân tích cảnh báo trong bối cảnh xung đột ở Ukrainꦜe chưa có dấu hiệu chấm dứt, không thể loại trừ nguy c▨ơ các đường ống khí đốt quan trọng khác phải ngừng hoạt động.
Căng thẳng có thể gia tăng vào tuần tớ🌳i, khi nhiều công ty năng lượng châu Âu chuẩn bị thanh toán hợp đồng khí đốt cho Nga, chuyên gia Tagliapietra từ Bruegel cho hay.
"Chúng tôi vẫn chờ Ủy ban châu Âu (EC) cho biết liệu việc thanh toán bằng đồng ruble có vi phạm lệnh trừng phạt hay không", ông nói thêm. "Vì vậy, trong hai tuần tới, chúng ta có꧂ thể thấy nguy cơ g🏅ián đoạn nguồn cung có thể xảy ra".
An ninh nă꧂ng lượng châu Âu có thể bị đe dọa vào mùa đông tới, khi꧑ nhu cầu sưởi ấm sẽ tăng lên và những ảnh hưởng từ tình trạng hạn chế nguồn cung toàn cầu được cảm nhận rõ nét hơn.
Các chính trị gia Phần Lan đã được cảnh báo rằng Nga có thể ngừng cung cấp khí đốt cho nước láng giềng vào ngày 13/5, tờ Iltalehti dẫnꦿ nguồn tin giấu tên cho biết. Khí đốt chiếm khoảng 5% năng lượng tiêu thụ của Phần Lan🎶.
"Mứ༒c dự trữ hiện tại đủ để duy trì đến gần hết năm 2022, ngay cả khi dòng chảy của Nga ngừng ngay lập tức hay bất kỳ sự kiện thời tiết bất ngờ nào xảy ra, nhưng triển vọng về nguồn cung mùa đông 2022 hiện bi quan hơn rất nhiều", Kaushal Ramesh, nhà phân tích cấp cao của công ty tư vấn Rystad Energy, nói.
Vũ Hoàng (Theo Reuters, CNN)