Vào hai ngày 23 và 24/6, trong khi cả thế giới nhất loạt chăm chú theo dõi kết quả cuộc trưng cầu dân ý việc Anh đi hay ở lại Liên minh châu Âu (EU), khoảng 20 chuyên gia về châu Á từ Nhật Bản, Mỹ, Australia và châu Âu đã có cuộc gặp tại Đại họ✨c Freie Universitat Berlin, Đức.
Chủ đề chính thức của cuộc hội thảo kín nói trên là về một đại chiến lược mà Nh𝕴ật Bản☂ theo đuổi nhưng vấn đề Trung Quốc lại trở thành tâm điểm trong các phiên thảo luận.
Theo Nikkei Asian Review, điều này phản ánh mối lo n🍒gại ngày càng lớn tại châu Âu trước viễn cảnh sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể thay đổi bức tranh an ninh toàn cầu.
Những năm gần đây, các nước châu Âu chủ yếu chú trọng vào thương mại hơn là chính trị trong giao dịch với Trung Quốc, trái ngược với Mỹ hay Nhật Bản, hai nước đang thể hiện mối lo âu không n🎶gừng gia tăng trước những động thái của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Tuy nhiên, thái độ của châu Âu với Bắc Kinh đang dần thay đổi trong bối cảnh Tòa trọng tài thường trực ở The Hague, Hà Lan, sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện Biển Đông của Philippines đối với Trung Quốc vào ngày 12/7. Đây là phán quyết đầu tiên về vấn đề này th🍒eo luật pháp quốc t♔ế và được dự đoán sẽ có lợi cho Philippines.
Hối thúc Trung Quốc tôn trọng phán quyết
|
EU đang ráo riết vận động hậu trường để cùng ra một tuyên bố, sớm nhấ🃏t là vào ngày 12/7, nhằm hối thúc Trung Quốc tôn trọng phán quyết của PCA, một nguồn t🅠in nội bộ EU cho biết. Đức và Pháp là hai nước đi đầu trong nỗ lực này.
EU hồi thán﷽g ba từng lên tiếng thể hiện mối quan ngại về tình hình Biển Đông trong một tuyên bố, dù không nêu đích danh Trung Quốc. Tuyên bố sắp tới dự kiế🃏n bày tỏ một thái độ mạnh mẽ và trực diện hơn.
"Một khi tòa án của Liên Hợp Quốc đưa ra phán quyết, Biển Đông sẽ không còn là vấn đề của riêng châu Á - Thái Bình Dương nữa", Volker Stanzel, cựu đại sứ Đức tại Trung Quốc và Nhật Bản, nhận định. "Biển 𝔍Đông sẽ trở thành vấn đề quản trị toàn cầu, liên quan đến cách mà thế giới duy trì các chuẩn mực cũng như pháp quyền", ông nhấn mạnh.
Trung Quốc nhiều lần khẳng định không chấp nhận phán quyết của tòa, một phản ứng sẽ mang lại nhiều hệ lụy cho châu Âu. Theo bình luận viên Hiroyuki Akita từ Nikkei Asian Review, châu 💮Âu dường như đã thứcꦯ tỉnh khi nhận thấy việc Bắc Kinh thẳng thừng tuyên bố phớt lờ phán quyết về vụ kiện Biển Đông có khả năng biến xung đột khu vực thành một vấn đề pháp quyền mang tính toàn cầu.
Việc Bắc Kinh "giẫm đạp" phꦍán quyết còn tiềm ẩn nguy cơ khiến nhiều nước hơn ở Trung Đông, châu Phi hay những nơi khác làm điều tương tự, một quan chức an ninh EU đán🀅h giá.
Thay đổi lập trường
Akita cho rằng Đức, thành viên trụ cột của EU, sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc định hình phản ứng từ khối. Thủ tướng Đức Angela Merkel từng rất xem trọng mối quan hệ thương mại với Trung Quốc và đã đến thăm Trung Quốc 9 lần kể từ năm 2005. Bà để vấn đề Biển Đông cho Bộ Ngoại giao xử lý và ít khi đề cập đến trong các cuộc đàm phán cấp 🐽cao với Trung Quốc.
Tuy nhiên, lập trường này đã thay đổi, thể hiện rõ nhất trong chuyến thăm của bà Merkel tớ🐼i Trung Quốc hồi giữa tháng trước. Bà bày tỏ mối lo lắng của Đức trước những hoạt động♛ của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời hối thúc Bắc Kinh kiềm chế, một chuyên gia an ninh Đức cho hay.
🐠 Cuối tháng trước, Đức gửi khoảng 30 quân nhân tham gia cuộc tập trận hải quân đa quốc gia Vành đai Thái Bình Dương do Mỹ tổ chức. Đây là lần đầu tiên một nước châu Âu dự cuộc tập trận trên, bằng chứng cho thấy mối lo ngại của Đức trước những diễn biến an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương▨, theo một nguồn tin chính phủ Đức.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đầu tháng trước🐓 còn đề xuất các thành viên EU tham gia tuần tra chung ở Biển Đông. Song, kịch bản này ít có cơ hội thành hiện thực bởi Pháp là quốc gia châu Âu duy nhất sở hữu hạm đội Thái Bình Dương. Dù vậy, nỗ lực của Pháp cũng phản ánh một thực ꦍtế là EU đang "đứng ngồi không yên" vì các sự kiện xảy ra ở Biển Đông.
Viễn cảnh Anh rời khỏi EU đã tạo ra tình trạng không rõ ràng về chính sách an ninh - ngoại giao của liên minh trong giai đoạn sắp tới. Tuy nhiên, tiến sĩ Alessio Patalano từ Khoa Nghiên cứu Chiến tranh thuộc Đại học King's College London quả quyết việc Anh chia tay EU không ảnh hưởng đến cam kết của nước này với T🃏ổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
"Về lâu dài, cam kết của Anh đối với châu Á - Thái Bình Dương thông qua NATO và các thỏa thuận khác sẽ không suy yếꦺu. Thực tế, Anh có thể tập trung hơn cho cam kết này", Patalano nhận xét.
Theo Akita, mối hợp tác chặt chẽ hơn giữa ch꧋âu Âu, Nhật Bản và Mỹ nhằm gia tăngꦇ áp lực lên Trung Quốc có thể sẽ giúp ổn định được tình hình ở châu Á - Thái Bình Dương. Phán quyết của Tòa trọng tài cũng có khả năng mang đến tác động tương tự.
Xem thêm: Trung Quốc có thể đẩy mình vào ngõ 💧cụt sau🐓 phán quyết Biển Đông
Hồng Vân