Lãnh đạo 4 quốc gia Trung Âu gồm Cộng hòa Czech, Hungary, Slovakia và Ba Lan, hay còn được gọi là Bộ tứ Visegard, nhóm họp tại thủ ꦆđô Prague của Czech hồi cuối tháng 2. 4 nước đều từng là những quốc gia vệ tinh của Liên Xô và giờ là thành viên Liên minh châu Âu (EU), NATO.
Tuy nhiên, cuộc gặp tuần trước đã phơi bày những bất đồng giữa liên minh không chí𒐪nh thức này về cuộc chiến của N𝕴ga ở Ukraine. Ba Lan và Cộng hòa Czech chung lập trường ủng hộ Ukraine.
"Có thể nói giữa chúng ta có những b🍨ất đồng. Tôi không cho rằng cần giữ bí mật về việc chúng ta có quan điểm khác nhau về nguyên nhân Nga phát động xung đột Ukraine và cách giải quyết nó", Thủ tướng Cộng hòa Czech Petr Fiala, người chủ trì cuộc họp, nói.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk chỉ trích gay gắt Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhấn mạnh "bất kể Nga là quốc gia mạnh tới 𒁃đâu, việc đánh giá về mặt chính 🌳trị, lịch sử và đạo đức về những gì đang diễn ra ở Ukraine vẫn phải rõ ràng".
Trong khi đó, những lãn🔴h đạo dân 🅺túy Hungary và Slovakia có lập trường khác. Thủ tướng Slovakia Robert Fico nói cách tiếp cận của phương Tây đối với xung đột Ukraine là "thất bại hoàn toàn".
"Tôi không tin vào một giải pháp quân sự cho xung đột ở Ukraine", ông Fico nói, cho rằng EU nên có kế🐠 hoạch hòa bình cho cuộc chiến này.
Ông Fico, người theo chủ nghĩa dân túy cánh tả, đã nhiều lần lặp lại các tuyên bố của Nga về nguyên nhân xung đột như chính phủ Ukraine điều hành một nhà nước "phát xít". Ông cũng nhiều lần phản đối lệnh trừng phạt của EU với Nga và muốn ngăn Ukraine gia nhập NATO. Ông cho rằng số lượng vũ khí mà phương Tây hỗ trợ Ukraine nhiều đến đâu cũng không thể 𝓰thay đổi cục diện cuộc chiến.
"Xung đột chỉ có thể kế💧t thúc thông qua 𝄹các cuộc đàm phán", Thủ tướng Hungary Viktor Orban nói. Ông cho rằng các cuộc đàm phán hòa bình nên bắt đầu "càng sớm càng tốt".
Thủ tướng Orban được đánh giá là lã🍃nh đạo ủ🅠ng hộ Nga nhất trong số 27 quốc gia thành viên EU. Ông từng tuyên bố Hungary sẽ duy trì quan hệ kinh tế với Nga, nhận định Moskva không phải mối đe dọa an ninh với Budapest.
Những rạn nứt của châu Âu không chỉ xuất hiện ở nhóm Bộ tứ Visegard. Phát biểu của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron rằng phương Tây không thể loại trừ khả năng triển khai quân đội đến Ukraine đã lập tức vấp chỉ trích của 🔯nhiều đồng minh. Tổng thống Putin đã cảnh báo về nguy cơ xung đột hạt nhân sau phát biểu này.
Sau cuộc gặp với Tổng thống Czech Petr Pavel ngày 5/3, ông Macron giữ nguyên quan điểm về đưa quân tới Ukraine và nhận định "cần phải có bước đột phá chiến lược". Ông n🥂hấn mạnh đã tới lúc đồng minh của Ukraine cần hành động và tuyên bố sắp đến thời điểm châu Âu "không được hèn nhát".
Thông điệp của Tổng thống Pháp rằng các thành viên NATO phải s𒆙ẵn sàng làm nhiều hơn nữa để giúp Ukraine chống Nga là có cơ sở, theo giới quan sát. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng sự hỗ trợ này nê🍨n là gửi thêm vũ khí, thay vì binh sĩ.
"Bình luận công khai của ông ấy về việc gửi quân tới chiến trường đã đặt các đồng minh vào thế khó và gây ra những chia rẽ mang tính chiến lược, đặc biệt với Đức, giữa lúc họ cần sự đoàn kết", Financial Times viết trong bài bình luận ngày 5/3.
Các quan chức Pháp giải thích những bình luận của ông Macron nhằm tạo ra sự mơ hồ chiến lược cho Moskva về những gì NATO có thể làm và ông Macron đề cập tới lực lượng phương Tây đảm trách các nhiệm vụ phi chiến đấu sau tiền tuyến. Song nhiều đồng minh của Pháp lo ngại ngay cả việc triển khai một lượng nhỏ quân cũng sẽ đưa NATO tới bờ vực đối đầu trực tiếp với 🐻Nga, điều mà họ lâu nay muốn tránh.
Nhiều lãnh đạo phương Tây lo ngại bất kỳ cuộc thảo luận nào về triển khai quân phương Tây có thể khiến công chúng bất mãn, chuyển sang phản đối các nỗ lực hỗ trợ Ukraine. Điều này cũng có thể góp phần giúp Nga tuyên truyền lập luận rằng đây là cuộc xung đột do NATO kích động.
"Chúng tôi nhất trí rằng mọi người cần làm nhiều hơn để giúp Ukraine. Kiev cần vũ khí, đạn dược và khả năng phòng không. Chúng tôi đang cố gắng giải quyết những vấn đề đó. Song rõ r💞àng là sẽ không có chuyện gửi quân đội của các nước châu Âu hoặc NATO tới Ukraine", Thủ tướng Đức Olaf Scholz viết trên mạng xã hội tuần trước.
Khi nguồn viện trợ từ Mỹ có nguy cơ bị cản trở d𝕴o tranh cãi chính trị và nguồn vũ khí sản xuất của châu Âu không đủ đáp ứng, ưu tiên hàng đầu hiện giờ là đảm bảo Ukraine có đủ số vũ khí cần thiết trong năm nay, gồm tất cả mọi thứ từ đạn pháo tới tên lửa hành trình, tiêm kích và hệ thống phòng thủ.
Trong tuần qua, ông Macron dường như từ bỏ phản đối sử dụng quỹ của EU để mua vũ khí cho Ukraine từ ngoài khối. Lập trường trước đây của ông là tiền của châu Âu ch﷽ỉ nên dành cho nỗ lực khởi động ngành công nghiệp quốc phòng của khối để đáp ứng nhu cầu lớn của Ukraine. Tổng thống Pháp ngày 5/3 cam kết Paris sẽ đóng góp vào kế hoạch mua 800.000 đạn pháo của Czech, đồng thời chấp nhận để Quỹ Hòa bình châu Âu của EU tài trợ cho kế hoạch này.
Thủ tướng Đức Scholz cũng trở t♍hành tâm điểm của những chia rẽ trong phương Tây tuần qua. Khi giải thích lý do Đức không viện trợ cho Ukraine tên lửa Taurus mạnh mẽ nhất của họ, ông Scholz nói rằng việc chuyển giao vũ khí như vậy có thể khiến binh sĩ Đức phải đến Ukra⭕ine hỗ trợ vận hành tên lửa và khiến Berlin bị coi là một bên trong xung đột.
Ông ám chỉ Anh, Pháp có thể đang bí mật giúp Kiev ꦜdùng các vũ khí tương tự để thực hiện các đợt tấn công. "Đây là loại vũ khí có tác động ♓rất sâu rộng. Đức không thể thực hiện những gì người Anh và người Pháp đang làm về mặt hỗ trợ Ukraine nhắm mục tiêu các đòn đánh".
Bình luận đã khiến lãnh đạo Đức lập tức vấp chỉ trích, khi các cựu quan chức châu Âu nói rằng ông ꦉđã 🌳tiết lộ "bí mật chiến tranh".
"Hành động của ông Scholz cho thấy ông ấy hoàn toàn sai lầm trong vấn đề an ninh châu Âu", Ben ꧂Wallace, cựu bộ trưởng quốc phòng Anh, nói. Tobias Ellwood, thành viên đảng Bảo thủ ở Anh và từng lãnh đạo ủy ban quốc phòng trong Hạ viện nước này, gọi tuyên bố của Scholz là "hành vi lạm dụng tình báo".
Đức là nước viện trợ cho Ukraine nhiều thứ hai chỉ sau Mỹ.🍎 Tuy nhiên, ông Scholz đã vạch rõ giới hạn đối với tên lửa Taurus, loại vũ khí mà ông lo ngại có thể khiêu khích 🦩Nga.
Đứ൩c hiện có sẵn khoảng 100 tên lửa Taurus, với tầm bắn xa hơn tên lửa ATACMS của Mỹ, Storm Shadow/SCALP của Anh - Pháp. Nghị việ൩n châu Âu đã kêu gọi các thành viên liên minh cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine, trong đó đề cập tới hệ thống Taurus của Đức.
Trong sự kiện gặp gỡ cử tri ở Dresden tuần trước, ông Scholz chỉ ra rủi ro nếu trao cho Kiev tên lửa Taurus. Hệ thống tên lửa uy lực này có thể tấn công mục tiêu ở khoảng c🙈ách 500 km, tức là có thể vươn tới Moskva. Ông Scholz nhấn mạnh ông không tin lực lượng Ukraine có thể kiềm chế sử dụng loại vũ khí này để tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga nếu đượ⛎c cung cấp.
Thủ tướng Đức nhấn mạnh Berlin đã hỗ 🙈trợ Ukraine rất nhiều và điều đó cho phép nước này có quyền chấp nhận hoặc bác bỏ đề xuất viện trợ vũ khí nào đó, như tên lửa Taurus.
Trong sự kiện tại Dresden, ông Scholz cũng nghe những phàn nàn về một triệu người Ukraine từng chạy trốn xung đột tới Đức, dù chính phủ cho biết nhiều người trong số này đã trở về. Nhiều người Đức nói rõ rằng họ muốn chính phủ chi nhiều ngân sách cho các vấn đề 🍒trong nước hơn là Ukraine.
"Thay vì tài trợ vũ khí cho Ukraine, chúng ta nên đầu tư ngân sách cho các dịch vụ khẩn cấp của chính mình. Bởi nếu điều tồi tệ nhất xảy ra giữa chúng ta với Nga, chúng ta sẽ cần những thứ đó", Daniel Ascher꧃, một người tham gia sự kiện ở Dresden, nói.
Thanh Tâm (Theo FT, AP, DW)