Sau khi ca nhiễm nCoV giảm nhờ nhiều tháng áp đặt hạn chế nghiêm ngặt vào mùa xuân, các lãnh đạo châu Âu nhanh chóng tăng tốc mở cửa lại xã hội để cố gắng thúc đẩy phục hồi kinꦺh tế. Nhưng các ổ dịch vẫn tồn tại và ít quốc gia áp dụng các hệ thống đầy đủ để theo dõi và ngăn chặn các đợt bùng phát địa phương. Điều càng làm vấn đề tồi tệ hơn là ở một số khu vực, tỷ lệ lây nhiễm không bao giờ giảm xuống mức các hệ thống như vậy có thể hoạt động hiệu quả.
Hậu quả 🏅là một làಞn sóng lây nhiễm thứ hai đang lan khắp lục địa, đặt ra nguy cơ châu Âu sẽ phải sống chung với tỷ lệ lây nhiễm cao trong năm tới.
"Mọi người cho rằng tình hình đã được kiểm soát nhưng không phải vậy", Rafael Bengoa, đồng giám đốc Viện Chiến lược và Y tế ở Bilbao, Tây 😼Ban Nha, cho bi🦂ết. "Lửa đã tắt nhưng than hồng thì không".
Các quốc gia châu Âu đang cố gắng đi con đường ở giữa, không áp chế hoàn toàn virus đồng thời không mở cửa hoàn toàn nền kinh tế - một thử n🐟ghiệm về cách kiểm soát đại dịch không xâm phạm quá nhiều đến quyền tự do dân sự hay ảnh hưởng đến kế sinh nhai của người dân.
Hầ𝓡u hết đang thử nghiệm việc áp đặt hạn chế cục bộ với các điểm nóng virus. Nhưng con đường họ đi bị thách thức khi công chúng không còn mặn mà tuân thủ các quy tắc và số người chết lại tăng cao. Một số lãnh đạo đã từ bỏ chiến lược nhẹ nhàng. Chính phủ Ireland gần đây ra lệnh phong tỏa 6 tuần.
"Rất khó khăn", Lawrence Freedman, giáo sư tại Đ🐻ại học Hoàng đế London, cho biết. "Mọi người nói như thể có chính sách rõ ràng để làm theo nhưng thực chất không có".
Cuộc đua để trở lại cuộc sống bình thường đã khiến dịch bùng phát trở lại. Trên khắp châu lục, các trường đại🦩 học chào đón sinh viên trở lại. Một số nước mở biên khiến khách du lịch đổ xô đến các câu lạ♐c bộ đêm ở Tây Ban Nha và các bãi biển ở Pháp. Cho rằng virus đã bị đẩy lùi, mọi người cư xử thoải mái hơn và mất cảnh giác.
"Giới chức ưu tiên kinh tế hơn y🌺 tế, họ nghĩ rằng sẽ không có chuyện gì xảy ra vào mùa hè", Saúl Ares, nhà 𒁃nghiên cứu tại Trung tâm Công nghệ Sinh học Quốc gia của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Tây Ban Nha, cho biết.
Điều đó khiến các lãnh đạo giờ đây không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tái áp đặt hạn chế để làm chậm sự lây lan của virus. Tìnಌh trạng khẩn cấp đã được ban bố ở Pháp và Tây Ban Nha. Paris bị giới nghiêm hàng đêm còn🌠 Madrid bị phong tỏa. Những người sống ở Wales được khuyến cáo chỉ nên ra khỏi nhà để tập thể dục. Italy bắt buộc người dân đeo khẩu trang, ngay cả khi ở ngoài trời. Các chuyên gia cho biết mặc dù những hạn chế này chưa nghiêm ngặt bằng biện pháp phong tỏa toàn quốc hồi đầu năm, chúng có khả năng kéo lùi tăng trưởng kinh tế và khiến người dân mất tinh thần trong những tháng mùa đông.
Nhìn chung, các quốc gia châu Âu đang có năng lực đối phó với đại dịch tốt hơn so với hồi tháng ba. Khả🔯 năng xét nghiệm đã được tăng cường đáng kể và các bệnh viện có khả năng điều trị tốt hơn cho người bệnh. Người châu Âu đã quen với giãn cách xã hội và đeo khẩu trang ở nơi công cộng.
Nhưng ngay cả Italy, nơi sớm bị Covid-19 hoành h༺ành nghiêm trọng và đã thận trọng hơn các nước láng giềng trong việc mở cửa, cũng bắt đầu chứng kiến ca nhiễm gia tăng mạnh trở lại.
Tỷ lệ lây nhiễm của Đức cũng bắt đầu tăng lên, mặc dù đây là nước có hệ thống xét nghiệm tốt, vốn có nền tảng công nghiệp y tế m♈ạnh mẽ và đã kiềm chế được virus trong mùa hè.
Nhưng trong một số trường hợp, các chính phủ châu Âu không còn lựa chọn nào khác ngoài việc mở cửa trở lại v🌄à hy vọng sẽ có vaccine hoặc một số phương pháp chữa bệnh vào mùa thu. Nền kinh tế của EU đã suy giảm 11,8% trong quý hai do Covid-19. "Bạn sẽ không được mời đến nhiều bữa tiệc tối nếu bạn dự đoán đại dịch kéo dài ba năm", Erik Jones, giáo sư nghiên cứu kinh tế chính trị quốc tế châu Âu tại Đại học Johns Hopkins, nói.
27 quốc gia thuộc EU và Anh đã báo cáo trung bình 280 trường hợp nhiễm nCoV trên một triệu người một ngày tuần trước, theo dữ liệu từ Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu. Hồi đầu tháng 5, khi châu Âu bắt đầu mở cửa trở lại,ℱ con s🐽ố này là dưới 10.
Pháp báo cáo trung bình hàng ngày hơn 29.000 ca nhiễm mới tuần trước. Cùng kỳ, Anh ghi nhận trung bình hàng ngày 20☂.000 ca, Italy hơn 13.000, Tây Ban Nha hơn 18.000 và Đức 8.800.
Một trong những yếu tố khiến con số nhảy vọt là tăng cường xét nghiệm. Nhưng số người nhập viện và tử vong cũng đang gia tăng - dấu hiệu cho thấy đại dịch đang trở nên tồi tệ hơn. Pháp báo cáo trung bình hơn 170 trường hợp tử vong do Covid-19 mỗi ngày tuần trước, trong khi Tây Ban Nha và Anh ghi nhận hơn 160. Con số đó ít hơn nhiều so với gần 1.000 trường hợp tử vong mỗi ngày ở những quốc gia này trong cao điểm hồi mùa xuân, nhưng tăng🧜 mạnh so với hồi mùa hè.
nCoV lây lan qua tiếp xúc xã hội. Khi các nền kinh tế mở cửa trở lại, du lịch mùa hè được nối lại, các quán bar, nhà hàng và trường học tiếp tục hoạt động, khiến chuỗi lây lan kéo dài. Khả ౠnăng lây lan của virus càng gia tăng khi thu sang vì người châu Âu có nhiều hoạt động trong nhà hơn ngoài trời.
Một số quốc gia đã tích cực khuyến khích mọi người q♏uay trở lại cuộc sống bình thường. Hồi tháng 8, chính phủ Anh đã phát phiếu trợ giá 64 triệu bữa ăn tại nhà hàng để hỗ trợ ngành dịch vụ đang gặp khó khăn. Thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi người A🍎nh trở lại làm việc để thúc đẩy lượng người đến các trung tâm thành thị.
⛎Mặc dù các nước đã mở rộng năng lực xét nghiệm, những vấn đề nghiêm trọng vẫn tồn tại, bao gồm thời gian trả kết quả chậm chạp do năng lực phòng thí nghiệm hạn chế. Điều này có nghĩa là các quốc gia chật vật thực hiện đủ lượt xét nghiệm tương ứng với quy mô của đợt bùng phát. Ở Pháp, Tây Ban Nha, Anh và các nơi khác, hệ thống xét nghiệm và truy vết tiếp xúc không đáp ứng được tình hình dịch.
Các ứng dụng truy vết tiếp xúc cũng không có hiệu quả. Ở Pháp, chưa đến 5% dân số tải ứng dụng do chính phủ xây dựng. "Nó không có hiệu quả. Tôi đã yêu cầu độ🐈i ngũ thiết kế lại hoàn toàn mọi thứ", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron🀅 nói.
Sự hỗ trợ của các chính phủ đối với những người phải cách ly không có tính hệ thống. Các chuyên gia cho rằng điều đó có thể khiến người dân giảm tuân thủ các yêu cầu cách ly. "Tôi chắc rằng một số người giấu bệnh vì sợ phải nghỉ làm", Yazdan Yazdanpanah, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Bicha♔t ở Paris, nói.
Một khác biệt lớn trong làn sóng thứ hai là sự ủng hộ của công chúng đối với cách xử lý đại dịch của chính phủ đang suy giảm ở nhiều quốc gia, khiến nhiều người nghi🅘 vấn các vòng hạn chế mới nhất có nguy cơ không bền vững.
"Nếu nhiều người không tin tưởng vào những điều họ được yêu cầu làm thì sự bất bình sẽ cháy âm ỉ và cuối cùng bùng phát, mọi người sẽ ngừng tu🔜ân thủ quy định", Robert Dingwall, giáo sư danh dự về xã hội học tại Đại học Nottingham Trent, cho biết.
Đối mặt với điều này, các chính phủ lo ngại về việc tái áp đặt phong tỏa nghiêm ngặt, thay vào đó, họ đặt hy vọng vào một loạt biện pháp nhẹ nhàn𝔍g ꦿhơn. Anh đưa ra hệ thống hạn chế ba cấp. Các vùng phía bắc nước Anh, nơi virus đang lây lan nhanh chóng, phải tuân thủ hạn chế khắt khe trong khi các khu vực khác được tương đối tự do. Tại thành phố Naples của Italy, chính quyền địa phương đã ra lệnh đóng cửa các trường học trong hai tuần kể từ 23/10.
Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm thừa nhận rằꦇng phong tỏa toàn quốc là biện pháp khắc nghiệt và các biện pháp hạn chế cục bộ có thể có hiệu quả nếu giới chức giải thích rõ ràng với công chún✅g và chúng được thực hiện hiệu quả.
"Sống chung với virus là một quá trình thử nghiệm nhiều biện pháp để tìm𝓀 ra cách tốt nhất", Graham Medley, giáo sư về mô hình bệnh ꧟truyền nhiễm tại Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London, cho biết.
Phương Vũ (Theo WSJ)