Ủy ban châu Âu - cơ quan thi hành các chính sách của EU - được giao nhiệm vụ huy động 750 tỷ euro (857 tỷ USD) trên thị trường tài chính. Số tiền này sẽ được chia cho các quốc gia và các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nhất từ đại dịch dưới hai 𓃲dạng trợ cấp và cho vay.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel sáng nay cho biết ông tin tưởng thỏa thuận này sẽ là "thời khắc quan trọng" với châu Âu. Chủ tịch 💛Ủy ban châu 🦩Âu Ursula von der Leyen cũng nhận xét: "Châu Âu đang có cơ hội lớn để đứng dậy mạnh mẽ từ đại dịch".
Lãnh đạo các nước châu Âu bắt đầu thảo luận về gói phục hồi kinh tế và ngân sách của EU từ thứ Sáu tuần trước. Tuy nhiên, bất đồng quan điểm về cách phân chia giữa hai hình thức trợ cấp và cho vay, cách giám sát khoản đầu tư và làm thế nào để tuân thủ các giá trị dân chủ của EU đã khiến cuộc đàm phán kéo dài. Đây là một trong những cuộc họp dài ♋nhất lịch sử EU.
Cuối cùng, các lãnh đạo quyết định dành 390 tỷ euro trong số 750 tỷ euro để trợ cấp. Con số này thấp hơn đáng kể so với đề xuất hồi tháng 5 của Pháp và Đức là 500 tỷ euro. EU cũng đồng ý sẽ hoàn trả toàn b🧔ộ nợ mới phát sinh từ việc này muộn nhất là năm 2058.
Các quốc gia thành viên cũng sẽ phải phác thảo kế hoạch sử dụng số tiền này. Kế hoạch Cải tổ và Phục hồi sẽ cần được c🌱ác nước khác thông qua.
Số vốn này sẽ được cấp cho các nước từ tháng 1/2021 và sẽ không có khoản vốn tạm thời nào được đưa ra cho đến lúc đó. Do khi đại🎶 dịch bùng phát, EU đã thực hiện nhiều biện pháp khác để cấp thanh khoản cho các 🦩nước nếu cần thiết.
Hồi tháng 4, bộ trưởng tài chính các nước đã thống nhất một gói kích thích tài khóa n🌳gắn hạn trị giá 540 tỷ euro. Khoản này độc lập với các gói kích thích riêng của từng nước. Ngoài ra, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cũng đang mua lại trái phiếu chính phủ. Đây là một phần trong chương trình mua lại khẩn cấp trị giá 1.350 tỷ euro.
Hà Thu (theo CNBC)