Trong lúc Ukraine đang chịu áp lực ng🐼ày càng lớn trên chiến trường, các quốc gia châu Âu tìm mọi cách để tăng sản lượng đạn pháo và tên lửa. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu (EU) hồi tháng 1 ♕thừa nhận không thể thực hiện cam kết cung cấp cho Ukraine một triệu quả đạn pháo vào tháng 3 như cam kết từ đầu năm ngoái.
EU ngày 15/3 phân bổ 542 triệu USD để tăng năng suất đạn pháo, tên lửa và các loại đạn dược khác. 3/4 khoản ngân sách nói trên, tương đương khoảng 372 triệu USD, sẽ được chi cho꧋ ngành công nghiệp thuốc nổ.
Kế hoạch tăng sản lượng đạn dược các loại của châu Âu tới nay vẫn vấp phải trở ngại 🎐lớn là thuốc nổ. Mỗi quả đạn pháo chứa khoảng 10,8 kg thuốc nổ mạnh như trinitrotoluen (TNT), octogen (HMX) hoặc hexogen (RDX), liều phóng cũng cần có thuốc nổ. Các loại đạn kích cỡ lớn hơn như đầu đạn nổ mạnh nặng 450 kg của tên lửa Storm Shadow/SCALP EG cần🌠 nhiều thuốc nổ hơn nữa.
Trong khi đó, các hãng sản xuất thuốc nổ tại châu Âu không chắc chắn về khả năng tăng cường sản lượng, khiến họ không thể giúp Ukraine duy trì khả năng cạnh🦩 🥂tranh trên chiến trường với lực lượng Nga.
Chiến tranh Lạnh kết thúc khiến nhu cầu vũ khí giảm mạnh, buộc nhiều hãng sản xuất thuốc nổ tại châu Âu phải thu hẹp quy mô sản xuất, sápꦯ nhập hoặc đóng cửa. Anh đóng cửa nhà máy sản xuất thuốc n♛ổ cuối cùng của nước này vào năm 2008. Châu Âu chỉ còn một cơ sở chế tạo TNT lớn ở phía bắc Ba Lan.
Johann Hoecherl, chuyên gia tại Đại học Liên bang Munich, cho biết hoạt động của các nhà máy thuốc nổ tại châu Âu trong nhiều thập kỷ được điều chỉnh để đạt hiệu quả trong thời bình, không phải sản xuất trên quy mô lớn. Điều này khiến chuỗi cu🤡ng ứng thuốc nổ ngày càng khó đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng.
Chỉ hai công ty tại châu Âu có khả năng chế tạo thuốc nổ làm liều phóng cho đạn pháo hoặc tên lửa theo tiêu chuẩn NATO, một của Na Uy và một của Pháp. Cả hai doanh nghiệp đều tiếp nhận số lượng đơn hàng khổng lồ sau khi chiến sự Nga - Ukraine bùng phát. Nhà máy của Pháp không thể nhận thêm đơn hàng cho tới năm 2030, dù đang ho꧑ạt động hết công suất.
Chuyên gia Tim Lawrenson thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) nhận định việc mở lại các nhà máy sản xuất thuốc nổ sẽ mất nhiều thời gian, do cần phải trang bị lại máy móc và tân trang những cơ꧟ sở này.
Các công ty đang đổ tiền vào tăng sản lượng thuốc nổ nhằm n♛hận khoản hỗ trợ càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, một người làm trong ngành công nghiệp cho biết để xây mới một nhà máy sẽ mất 3-7 năm. Tập đoàn Rheinmetall của Đức đang xây dựng nhà máy thuốc nổ ở Hungary, song dây chuyền phải tới năm 2027 mới hoạt động.
Christian Moelling🔥, chuyên gia thuộc tổ chức nghiên cứu có tên Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức, cho biết loạt quy định về an toàn và môi trường cũng là trở ngại trong n🥃ỗ lực tăng sản lượng thuốc nổ tại châu Âu.
Các hãng thuốc nổ cũng đối mặt với tình trạng thiếu nhân sự lành nghề, khi nhiều kỹ sư🦩 cao tuổi bắt đầu nghỉ hưu và rất ít thanh niên muốn tham gia ngành này.
Nguồn cung nguyên liệu thô chủ chốt như tiền chất thuốc nổ cũng thiếu hụt, trong đó có axit nitric, thành phần quan🍰🍃 trọng của cả TNT, HMX, RDX và hợp chất dễ cháy nitrocellulose, thành phần của rất nhiều loại liều phóng.
Một số công ty sản xuất đạn ở châu Âu đang tìm nguồn cung thuốc nổ ở những nơi xa hơn, trong đó có các doanh nghiệp Ấn Độ và Nhật Bản. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại thuốc nổ từ nơi khác không đáp ứng tiêu chuẩn NATO sẽ ảnh hưởng đến thiết b🉐ị quân sự.
Tuyên bố của các nước châu Âu về việc nâng sản lượng đạn pháo lên ít nhất 1,4 triệu quả vào cuối năm 2024 đang đạt một số tiến bộ. Tuy nhiên, trong lúc Nga triển khai chiến dịch tấn công Kharkov và giành được nhiều bước tiến trên chiến trường, nỗ lực tăng sản lượng đạn của EU không đủ nhanh để giải quyết cơn kh✅át đạn pháo của Ukraine.
Nguyễn Tiến (Theo Economist, AFP, Reuters)