Tôi có hai cháu học tiểu học thực nghiệm. Cháu thứ nhất sinh năm 1999 học chương trình thực nghiệ🙈m. Cháu thứ 2 sinh năm 2003 học theo chương trình đại trà. Kết quả như sau:
Cháu sinh năm 1999 thi xếp lớp vào trường Giả🎃ng Võ (lớp 6) có kết quả điểm Văn nhất toàn trường và vào lớp chọn Văn của trường. Sau này cháu vẫn duy trì kết quả tốt môn Văn ở các lớp trên. Còn cháu sinh năm 2003 điểm Văn rất kém và không thích học Văn, chữ cũng rất xấu.
Từ kết quả thực tế và nghe các tranh luận trên báo thời ♏gian gần đây về chương trình "thực nghiệm" công nghệ giáo dục, tôi thấy đây là một phương pháp dạy trẻ hiệu quả. Tuy nhiên, tôi không hiểu vì lý do gì mà chúng ta tiến hành nhiều cuộc đổi mới sách giáo khoa rất tốn kém nhưng đến nay không thấy kết quả cụ thể gì.
Tôi thấy chất lượng học sinh ra trường hiện nay rất đáng báo động về kiến thức tiế𝄹ng Việt. Rất nhiều bạn tốt nghiệp đại học nhưng chữ viết rất xấu, không viết nổi một đơn xin việc cho rõ ý và trọn vẹn câu.
Thế hệ chúng tôi trước đây có lẽ được may mắn vì hệ thống đào tạo khá rạch ròi. Bộ Giáo dục quản từ nhỏ đến lớp 10/10 để dạy làm người, biết ăn, nói, đọc, viết và ứng xử ng꧑oài xã hội... Bộ Đại học và Trung học ღchuyên nghiệp dạy nghề từ trung cấp đến đại học để trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống và nghề nghiệp.
Giờ đây Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng không chuyên dạy làm người và không chuyên dạy nghề, do vậy chúng ta có nhiều sản phẩm không thành người mà cũng chẳng có nghề. Nên chăng chúng ta xem lại ♔mô hình trước đây và cải tiến để phù hợp với hiện tại chứ không nên "đổi mới" như hiện nay?
Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.