Bé Hải Đăng, con chị Hà Thị Quỳnh Nga (36 tuổi, Xuân Đỉnh, Hà Nội) chào đời chiều 3/6 bằng phương pháp sinh mổ. Trước đó, chị Nga có tiền sử mất 2 con ngay sau sinh do suy hô hấp không xác định rõ nguyên nhân, nên các bác sĩ tại Bệnh viện Phụ sản lưu ý hơn đến trường hợp này. Hơn 2 giờ sau khi chào đời, bé có triệu chứng tím tái, khó 𒉰thở như hai người chị đã mất của mình. Hải Đăng đ♛ược chuyển ngay sang Bệnh viện Nhi trung ương.
Tại đây, các bác sĩ phát hiện Hải Đăng bị vàngไ da sớm, tăng nhanh và thiếu máu nặng, chẩn đoán bệnh vàng da huyết tán. Nguyên nhân gây vàng da huyết tán của bé được nghĩ đến có khả năng bất đồng nhóm máu mẹ con hệ Rh. Hải Đăng được điều trị chiếu đèn tích cực và có chỉ định thay máu. Trong thời gian làm các xét nghiệm để xác định chẩn đoán, nguyên nhân và chọn lựa loại máu thích hợp thay máu cho cháu, bệnh viện đã chuẩn bị sẵn máu Rh (-). Đây là nhóm máu hiếm gặp ở Việt Nam nên không phải lúc nào cũng sẵn có trong ngân hàng máu.
Song song với nỗ lực của các bác sĩ, vợ chồng chị Nga phân chia nhau tìm kiếm các nguồn có thể giúp đỡ. Anh Công, chồng chị, gọi hơn chục người trong gia 👍đình đến bệnh viện để tìm nhóm máu phù hợp. Trong khi đó chị Nga đang ở Bệnh viện Phụ sản trung ương vẫn cố gượng dậy dù vết mổ còn đau. Chị đăng thông tin tìm người hiến máu ORh- gấp lên Facebook. Biết tin, một người có nhóm máu hiếm ORh- nhanh chóng có mặt💙 ở bệnh viện để sẵn sàng cho máu.
Tuy nhiên, khi xác định cả hai mẹ con chị Nga đều mang nhóm máu O, Rh+, và có khả năng bị bất đồng nhóm máu mẹ - con hệ dưới nhóm hiếm gặp,🃏 các bác sĩ đã thống nhất không cần sử dụng máu nhóm Rh (-) mà sàng lọc chọn mẫu máu Rh (+) phù hợp để thay máu cho bé Hải Đăng. Sau 3 lần 🍌thay máu, sức khỏe của bé khá hơn. Ngày 19/6, bé đã xuất viện.
Bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Phó khoa Hồi sức sơ sinh, cho biết, trong những trường hợp mẹ con có bất đồng nhóm máu, lần mang thai đầu tiên, hồng cầu của thai nhi đi qua máu mẹ và cơ thể người mẹ sinh ra kháng thể kháng lại hồng cầu thai nhi. Kháng thể này chưa đủ lớn ảnh hưởng đến bé. Những lần mang thai tiếp theo, sự tiếp xúc lại với kháng nguyên sẽ kích thích tạo một lượng lớn kháng thể đủ gây ra hiện tượng miễn dịch mạnh hơn dẫn đến bệnh cảnh vàng da, tan huyết cho trẻ. Càng đến lần mang thai sau, kháng thể của ngườ꧒i mẹ càng mạnh, gây ra tình trạng trầm trọng hơn cho trẻ mới sinh.
Với trường hợp mẹ con chị Quỳnh Nga, bé thứ hai xuất hiện triệu chứng suy hô hấp và mất hơn một ngày sau sinh. Bé thứ ba bị triệu chứng tương tự xuất hiện sớm hơn, biểu hiện thiếu máu nặng và mất chỉ 8 tiếng sau sinh. Bé Hải Đăng bị vàng da, tán huyết chỉ 2 giờ 🐠sau sinh, nhờ✨ được cấp cứu kịp thời và thay máu nên được cứu sống.
Trường hợp bất đồng nhóm máu hệ dưới nhóm như mẹ con chị Quỳnh Nga khá hiếm. Bệnh viện Nhi trung ương đã phối hợp với Viện Huyết học truyền máu trung ương phân 🀅tích nhóm máu của bé Hải Đăng và xác định được kháng thể bất thường. Hiện tại các chuyên gia tại Ngân hàng máu Bệnh viện Nhi trung ương cũng lấy mẫu máu của bố mẹ và bé Hải Đăng để tiến hành phân tích sâu hơn.
Trong thời gian tới, bé Hải Đăng cần phải đến bệnh viện thường xuyên để được theo dõi về tình trạng thiếu máu, vàngဣ da, kiểm tra thính lực và sự phát triển của trí não.
Chị Hà Thị Quỳnh Nga từng có thời gian dài làm phiên dịch tại Đài Loan, chồng chị là anh Nguyễn Khắc Công cũng nhiều năm làm việc ở Hàn Quốc. Cưới nhau, anh chị sinh sống và làm việc ở Việt Nam. Năm 2007, vợ chồng sinh bé đầu tiên hoàn toàn khỏe mạnh, hiện chuẩn bị vào🤡 lớp hai. Năm 2010 và 2012, anh chị sinh thêm hai bé nữa nhưng đều mất với cùng một triệu chứng.
Anh Công tâm sự: "Những lần mang thai, vợ tôi đều theo dõi cẩn thận nhưng không hiểu vì lý do gì sau khi chào đời được vài tiếng là các con đều tím tái, khó thở, nhanh chóng mất. Bé đầu bị kết luận suy hô hấp cấp, bé sau kết luận rối loạn ch❀uyển hóa".
Hai lần đột ngột mất những đứa con bụ bẫm, xinh xắn khiến chị Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng. Một thời gian dài chị bị t♛rầm cảm. Gượng dậy, chị dồn tình yêu cho bé đầu, lao vào công việc và cũng không có ý định sinh nữa. Tháng 9 năm ngoái chị vỡ kế hoạch. Lúc đó, vợ chồng chị lo lắng lặp lại đau thương nên không có ý định giữ con. Được bác sĩ động viên tuổi cao và bé này là con trai có thể khác hai lần sinh trước đều là bé gái nên chị Nga cũng yên tâm phần nào.
"Trước khi sinh Hải Đăng, tôi đã trình bày hoàn cảnh của mình với các bác sĩ. Hai bé trước đều nguy kịch sau khi ăn nên lần này bác sĩ không cho Hải Đăng ăn và chuyển ngay sang Viện Nhi điều trị. Cũng có thể vì l꧋ý do này, hoặc là con trai sức đề kháng tốt hơn các chị nên bé được cứu sống", người mẹ nói. Chị đặt tên con Hải Đăng, hy vọng sinh mệnh con cũng như ngọn đèn biển không bao giờ tắt.
Phan Dương